Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh quảng bình (Trang 89 - 97)

Có thể nói rằng, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bổ sung năm 2020; Nghị định 82/2020/NĐ-CP và một số văn bản hướng dẫn thi hành đã đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra; khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện; góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương, quản lý hành chính, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; đấu tranh phòng, chống có hiệu quảđối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thi hành án dân sự nhằm thực hiện tốt hơn trong công tác quản lý nhà nước về thi hành án dân sự tại địa phương. Tuy nhiên, thông qua thực trạng áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình những năm qua, thấy còn bộc lộ những bất cập, cần được cấp có thẩm quyền rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp. Cụ thể:

Th nht, v thẩm quyền x phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

thi hành án dân s

Một số quy định về thẩm quyền xử phạt không còn phù hợp với thực tiễn như thẩm quyền xử phạt tiền của một số chức danh còn thấp trong khi mức phạt đối với đa số hành vi VPHC tương đối cao hay thẩm quyền tịch thu tang vật, VPHC bị giới hạn bởi thẩm quyền phạt tiền dẫn đến tình trạng dồn vụ việc lên cấp trên.

Bất cập lớn và phổ biến nhất hiện nay là thẩm quyền xử phạt của Chấp hành viên ở mức quá thấp, trong khi trên thực tế, Chấp hành viên là người trực tiếp thực thi công vụ, xử lý hồ sơ và tổ chức thi hành án. Nhiều vụ việc khi phát hiện có vi phạm, nhưng vượt quá thẩm quyền giải quyết, chấp hành viên đã làm ngơ cho qua để còn tập trung thực hiện các công việc khác, dẫn đến tình trạng có vi phạm nhưng không bị xử lý.

Để khắc phục những bất cập, vướng mắc ở trên, cần tăng thẩm quyền xử phạt cho Chấp hành viên lên mức 1.000.000 đồng; Bổ sung quy định hướng dẫn cụ thể về các loại giấy tờ, thủ tục, hồ sơ đề nghị xử phạt hành chính trong trường hợp Chấp hành viên chuyển cho người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.

Đồng thời cần có văn bản quy định về điều kiện “mở” về thẩm quyền xử phạt cho chấp hành viên khi thực thi công vụ.

Ngoài ra, Nghị định 82/2020/NĐ-CP cũng quy định thẩm quyền xử phạt VPHC đối với hành vi không thực hiện công việc phải làm theo bản án. Về quy định này, khi thực hiện còn nhiều phát sinh, mâu thuẫn chưa rõ về thẩm quyền xử phạt, mức xử phạt. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật thi hành án dân sự thì, chấp hành viên ra quyết định phạt tiền trong trường hợp người phải thi hành án không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Tuy nhiên, theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP, với hành vi không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định thì thẩm quyền xử phạt thuộc Cục trưởng.

Th hai, cn bsung các quy định hướng dn vcưỡng chế thi hành quyết định x pht vi phm hành chính, th tục cưỡng chế, cơ quan có

thm quyn thc hiện cưỡng chế

Trên thực tế, không chỉ riêng tại địa bàn Quảng Bình , mà tại nhiều địa phương khác trên cả nước, có rất nhiều vụ việc đã ra quyết định xử phạt VPHC, nhưng không thi hành được bởi bất cập của luật là chưa có quy định về vấn đề cưỡng chế.

Th ba, cn b sung chế tài để x lý những trường hp không thi hành án. Ví dụ: mặc dù Điều 314 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 có quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án cố ý không chấp hành bản

án, quyết định, quyết định buộc thi hành án của Tòa án thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt VPHC, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thì tùy từng trường hợp mà bị xử phạt VPHC, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định của luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Đây là quy định mang tính răn đe nhưng chưa có cơ chế để thực hiện trên thực tế; pháp luật hiện hành chưa có quy định hướng dẫn cụ thể việc thực hiện xử phạt VPHC, hành vi vi phạm phải xử lý trong lĩnh vực này nên quy định trên chỉ mang tính hình thức, không hiệu quả.

Có thể nói, với những vướng mắc, chồng chéo nêu trên cần có sự rà soát Luật THADS và một số Luật, văn bản khác có liên quan để đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định, nâng cao hiệu quả công tác xử phạt VPHC trong THADS.

Thtư, v thi hn ra Quyết định XPVPHC:

Vấn đề này Nghị định 82/2020/NĐ-CP không quy định, nên thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, khoản 3 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt”.

Thực tiễn cho thấy đây là trường hợp xảy ra khá phổ biến, vì thông thường người đang thi hành công vụ là người trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm hành chính, chủ yếu là chấp hành viên, nhưng thẩm quyền của chấp hành viên chỉ được xử phạt đến 500.000 đồng, nên rất nhiều vụ việc vượt quá

thẩm quyền, cần phải chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Tuy nhiên, khoản 1 Điều 66 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc không thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản”. Theo quy định này, 07 ngày được hiểu là bao gồm cả ngày nghỉ hàng tuần và lễ, tết. Như vậy thì công chức, viên chức không đủ thời gian tham mưu xử lý và trình hồsơ cho người có thẩm quyền để ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu trường hợp ngày nghỉ và ngày lễ kéo dài liên tiếp nhau.

Vì vậy, kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 66 Luật xử lý VPHC lại theo hướng: “Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày làm việc,kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính”. Ngoài ra, cần có văn bản giải thích cụm từ “trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật XLVPHC được hiểu như thế nào, nhằm tránh tình trạng việc đánh giá từng vụ việc có đặc biệt nghiêm trọng hay không tùy vào ý chí chủ quan của người áp dụng.

Thnăm, vtrường hp gii trình:

Để đảm bảo tính công bằng khi giải quyết các vụ việc VPHC, khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC năm 2012 nên được sửa đổi, bổsung theo hướng: Đối với những trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có tang vật, phương tiện bị tịch thu mà giá trị tài sản từ 15.000.000 đồng trởlên đối với cá

nhân và 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức cũng có quyền được giải trình.

Th sáu, v hình thức x phạt chính:

Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự áp dụng hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. Trong đó, có hai hành vi vi phạm hành chính có thể áp dụng cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi: “Đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai củangười có thẩm quyền thi hành án nhưng không đếnđịađiểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng” và hành vi “thông báo không đúng về thời hạn, hình thức của quyết định, giấy tờ, văn bản về thi hành án dân sự cho đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định”. Cách quy định này có ưu điểm là tạo điều kiện cho người có thẩm quyền chủ động trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý nhà nước nhằm áp dụng pháp luật phù hợp với từng hoàn cảnh, mục đích nhất định. Tuy nhiên, nhược điểm của cách quy định này là trong một số trường hợp nhất định, làm phát sinh sự chồng chéo trong việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo với hình thức phạt tiền.

Hiện nay, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức VPHC không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từđủ 14 tuổiđến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản”. Quy định này cho thấy, đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì trong mọi trường hợp đều áp dụng hình thức xử phạt là cảnh cáo. Do vậy, đối với nhóm đối tượng này chỉ cần đáp ứng điều kiện về độ tuổi thì người có thẩm quyền sẽ đương nhiên áp dụng hình thức xử phạt

cảnh cáo mà không cần quan tâm điều kiện nào khác kèm theo. Trong khi đó, đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên và tổ chức vi phạm hành chính thì hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng khi có đầy đủ các điều kiện: vi phạm hành chính không nghiêm trọng; có tình tiết giảm nhẹ; theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Do vậy, khi áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo trong thực tế, người có thẩm quyền xử phạt phải bảo đảm vi phạm hành chính đáp ứng đầy đủ cả ba điều kiện nêu trên. Nói cách khác, nếu thiếu một trong ba điều kiện này thì không thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.

Vậy người có thẩm quyền sẽ dựa vào tiêu chí nào để quyết định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền trong khi cùng một vi phạm hành chính với tính chất, mức độ nguy hiểm giống nhau. Rõ ràng trong trường hợp này, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và Nghị định số 82/2020/NĐ-CP nói riêng, hoàn toàn không có quy định, mà việc áp dụng cảnh cáo hay phạt tiền hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người có thẩm quyền xử phạt trên cơ sở “tùy nghi hành chính”. Cách quy định đã đồng nhất cảnh cáo và phạt tiền, trong khi hậu quả pháp lý của hai hình thức xử phạt này rất khác nhau. Hình thức xử phạt cảnh cáo mang ý nghĩa giáo dục, có mục đích nhắc nhở chủ thể vi phạm tôn trọng và chấp hành các quy định pháp luật về quản lý nhà nước. Trong khi đó, hình thức phạt tiền nhằm mục đích tước đi một khoản lợi ích vật chất trực tiếp của chủ thể vi phạm, làm cho họ bị thiệt hại về tài sản.Trong khi đó, việc xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ một nguyên tắc quan trọng đó là “bảo đảm công bằng”. Tuy nhiên, với bất cập nêu trên, trong nhiều trường hợp, nội dung của nguyên tắc xử phạt quan trọng này không được bảo đảm thực hiện, dẫn đến mục đích phân hóa trách nhiệm hành chính không đạt được.

Để khắc phục bất cập này, cần sửa đổi Nghị định số 82/2020/NĐ-CP theo hướng bỏ cách quy định một VPHC trong lĩnh vực THADS vừa có thể

phạt cảnh cáo, vừa có thể phạt tiền. Theo đó, nếu đánh giá VPHC là không nghiêm trọng và không cần thiết phải áp dụng hình thức phạt tiền thì quy định hành vi đó chỉ áp dụng hình thức xử phạt chính là cảnh cáo mà không kèm theo hình thức phạt tiền.

Bên cạnh đó, cần sửa đổi Luật XLVPHC, theo hướng bỏ điều kiện “VPHC có tình tiết giảm nhẹ” khi áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với chủ thể vi phạm là cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, bởi trong trường hợp VPHC chỉ bị phạt cảnh cáo nhưng người vi phạm không có tình tiết giảm nhẹ thì sẽ khó khăn cho người áp dụng. Bởi, nếu xử phạt cảnh cáo mà không có tình tiết giảm nhẹ thì không đáp ứng điều kiện áp dụng, ngược lại nếu vì thiếu tình tiết giảm nhẹ mà bỏ qua việc xử phạt sẽ dẫn tới hệ quả là “bỏ lọt” vi phạm, điều này hoàn toàn không phù hợp với nguyên tắc xử phạt VPHC.

Th bảy, v biện pháp khắc phục hậu qu “Buộc nộp lại s lợi bất

hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính”

Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định, biện pháp “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện VPHC” được áp dụng đối với 06 hành vi vi phạm của thừa phát lại trong lĩnh vực THADS. Tuy nhiên, đối với VPHC của thừa phát lại trong lĩnh vực THADS, Nghị định này chưa có quy định hướng dẫn cụ thể cách xác định “số lợi bất hợp pháp”, do đó gây ra khó khăn,lúng túng cho chủ thể có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp này trong thực tế.

Để khắc phục bất cập này, cần sửa đổi Nghị định số chưa có quy định hướng dẫn cụ thể cách xác định theo hướng bổ sung quy định về cách xác định “số lợi bất hợp pháp” đối với VPHC do thừa phát lại thực hiện trong lĩnh vực THADS làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả“buộc

Để công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự ngày càng hiệu quả, cần kiến nghị đề xuất một số nội dung:

- Đối với Bộ Tư pháp:

Kiến nghị Bộ trưởng Tư pháp đề nghị các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục quan tâm, tăng cường giám sát theo thẩm quyền, theo chuyên đề đối với công tác thi hành án dân sự; đề nghị Quốc hội bố trí ngân sách trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho việc triển khai các dựán đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết vềcơ sở vật chất, trang thiết bị, trụ sở làm việc cho các cơ quan thi hành án dân sự, nhất là các kho vật chứng.

- Đối với Tổng cục thi hành án dân sự:

Tổ chức các hội thảo chuyên đề về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự đểtrao đổi kinh nghiệm, học hỏi những cách làm hay; thành lập các đoàn kiểm tra, khảo sát thực tế tại các địa phương để nắm bắt tình hình thực hiện cũng như hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ; kịp thời giải đáp, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập hiện nay.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự; đặc biệt là kỹnăng lập hồsơ xử phạt vi phạm hành chính, kỹnăng kiểm tra tính pháp lý của các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Đồng thời cần xem xét, bổ sung biên chế, nhất là biên chế về chấp hành viên cho Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình để đảm bảo nguồn nhân lực giải quyết số lượng lớn các vụ việc phải thi hành án trên địa bàn tỉnh.

Nghiên cứu xây dựng và ban hành quy chế xử phạt vi phạm hành chính trong nội bộ ngành nhằm thực hiện thống nhất trình tự, thủ tục xử phạt vi

phạm hành chính trong thi hành án dân sự, tạo niềm tin và cơ sở cho Chấp hành hành viên khi quyết định xử phạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh quảng bình (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)