Bảo đảm yêu cầu của cải cách tư pháp, cải cách hànhchính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh quảng bình (Trang 85 - 87)

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra mục tiêu “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp của Đảng, Ngành Thi hành án Quảng Bình đã triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương; luôn xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng; quan tâm, chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật, triển khai thi hành đồng bộ pháp

luật mới về tư pháp; góp phần xây dựng nền hành chính ngày càng trong sạch, vững mạnh, minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nên đã thường xuyên quán triệt Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ về chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020, các quyết định, văn bản chỉ đạo của tỉnh, của Tổng cục thi hành án dân sự về cải cách hành chính đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Song song với đó là việc triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần nêu trong Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu. Rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị, các phòng trực thuộc đảm bảo phù hợp với việc cải cách thủ tục hành chính. Chú trọng phân định rành mạch thẩm quyền quản lý hành chính của thủtrưởng cơ quan với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp của các cán bộ được giao thực hiện các hoạt động tư pháp.Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các đề án về phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp; cập nhật Quy chế làm việc đảm bảo phù hợp với quy định của Tổng cục và tình hình thực tế tại các cơ quan, đơn vị; kịp thời sơ kết rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện cơ chế giải quyết phòng, chống tiêu cực trong từng cơ quan, đơn vị trực thuộc.Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh cũng thường xuyên kiểm tra công tác cải cách hành chính tại các phòng, đơn vị thuộc Cục. Thông qua đó càng nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị về thực hiện công tác cải cách hành chính; đánh giá đúng tình hình thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, từ đó đề xuất, kiến nghị những

giải pháp nhằm thực hiện tốt nhất công tác này; góp phần phục vụđắc lực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh quảng bình (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)