Về đối tượng và nguyên tắc xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực th

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh quảng bình (Trang 66 - 72)

lĩnh vực thi hành án dân s

Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định 110/2013/NĐ- CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP, Nghị định 82/2020/NĐ- CP có quy định đối tượng xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thi hành án dân sự là cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, trong 05 năm qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, các cơ quan thi hành án dân sự chưa tiến hành xử phạt vi phạm hành chính với bất kỳ một tổ chức nào. Mặc dù trên thực tế, có không ít vụ việc không thi hành án được, một phần do lỗi của tổ chức.

Ví dụ: Quyết định số 01/2018/QĐ-TBPS ngày 15/01/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình tuyên xử: Tuyên bố phá sản Công ty Đường

Quảng Bình, có địa chỉ tại thôn Phương Hạ, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; tên giao dịch quốc tế: QUANG BINH SUGAR COMPANY.

Chấm dứt mọi hoạt động của Công ty Đường Quảng Bình; đình chỉ mọi giao

dịch liên quan đến Công ty Đường Quảng Bình.Thực hiện thu hồi nợ đối với

những người còn mắc nợ Công ty Đường Quảng Bình tỉnh đến ngày

21/12/2017 theo danh sách con nợ tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TLTS ngày 04/07/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình.

Quyết định số 53/2018/QĐ-TBPS ngày 24/04/2018 của Tòa án nhân

dân tỉnh Quảng Bình phê duyệt danh sách chủ nợ, dách sách người mắc nợ

Công ty Đường Quảng Bình gồm: 464 người mắc nợ do được Công ty Đường

Quảng Bình đầu tư trồng mía và trồng dứa được Tổ quản lý, thanh lý tài sản

Công ty Đường Quảng Bình rà soát thông qua tại biên bản cuộc họp ngày

30/03/2018, trong đó có 03 đơn vị tại địa bàn Đồng Hới được xác định đúng

là Công ty Hóa chất Đồng Hới, Trại giam Đồng Sơn, Tỉnh Đoàn Quảng Bình. Số tiền phải thu hồi là 7.138.627.219đ.

Cục THADS tỉnh Quảng Bình đã ra Quyết định thi hành án số 124/QĐ-CTHADS ngày 25/05/2018 thực hiện thu hồi nợ đối với 464 người mắc nợ do được Công ty Đường Quảng Bình với số tiền 7.138.627.219 đồng theo Quyết định số 53/2018/QĐ-TBPS ngày 24/04/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình.

Quá trình tổ chức thi hành án Chấp hành viên đã thực hiện triệu tập đương sựđể thi hành án và trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án đối với các cá nhân tổ chức phải thi hành án phát sinh một sốvướng mắc, khó khăn như:

Thứ nhất, Dự án trồng mía nguyên liệu cho Công ty Đường Quảng Bình được mở rộng dần trên địa bàn tỉnh qua các năm, từ năm 1999 đến năm 2004 (thời điểm bắt đầu thực hiện các thủ tục phá sản) các hộ nông dân cư trú

hơn 50 xã thuộc 7/8 đơn vị cấp huyện trong tỉnh (trừ huyện Minh Hóa) đã tham gia trồng mía nguyên liệu, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Bố Trạch, huyện Quảng Trạch. Trong đó có xã trồng và khai thác được 3-4 vụ, có xã mới trồng được vụđầu tiên thì Công ty Đường Quảng Bình thực hiện thủ tục phá sản. Trong quá trình trồng, người dân chỉ nhận giống, phân bón từđại diện Thôn (người ký hợp đồng trực tiếp với Công ty Đường Quảng Bình) để trồng, vụ mía những năm 2003 và 2004 thời tiết rất khắc nhiệt, hạn hán kéo dài dẫn đến mía bị chết (mía khô), nhiều hộ nông dân phải thuê máy khoan, đào giếng đểtưới chống hạn nên tốn kém nhiều chi phí và công sức. Khi mía đến kỳ thu hoạch vụnăm 2005, Công ty Đường Quảng Bình tự dừng thu mua đột ngột và thực hiện các thủ tục phá sản thì mía trồng ra không bán được, mặc dù theo Hợp đồng kinh tế Công ty có trách nhiệm bao tiêu toàn bộ mía nguyên liệu cho người trồng, người dân lại phải thuê người đốt mía, máy đào gốc để lấy đất canh tác loại cây trồng khác đam bảo cuộc sống.

Như vậy, Công ty Đường Quảng Bình đã vi phạm Hợp đồng đã ký kết với người dân, Tổng công ty Mía đường đã không thực hiện đúng như cam kết với UBND tỉnh về trách nhiệm bao tiêu sản phẩm cho người dân trồng mía (Hợp đồng cam kết trách nhiệm số 789 HĐ/LC ngày 24/10/1997 giữa UBND tỉnh Quảng Bình và Tổng công ty Mía Đường I (Công ty mẹ của Công ty Đường Quảng Bình)

Thứ hai, khi thực hiện thủ tục phá sản, Công ty Đường Quảng Bình không cử đại diện xuống các xã hoặc mời các hộ nông dân đến Công ty để xác định lại khoản nợ thực tế.

Tổ quản lý thành lý tài sản xác định khoản nợ dựa trên sổ sách theo dõi của Công ty Đường Quảng Bình tại thời điểm thực hiện thủ tục phá sản là chưa chính xác, như trường hợp Trại giam Đồng Sơn và Tỉnh Đoàn Quảng

Bình. Theo nội dung Công văn số 658-CV/TĐTN-VP ngày 02/5/2019 của Tỉnh Đoàn Quảng Bình thì đến năm 2004, Tỉnh Đoàn Quảng Bình đã hoàn thành việc bàn giao toàn bộ dự án trồng mía với Công ty Đường Quảng Bình về Trại giam Đồng Sơn tiếp tục thực hiện. Theo cam kết của các bên, Trại giam Đồng Sơn trực tiếp trích nguồn kinh phí thu được để hoàn ứng, thanh toán số tiền mua cây giống, phân bón mà Tỉnh Đoàn đã ứng của Công ty Đường Quảng Bình. Vì vậy, khoản nợ của Công ty Đường Quảng Bình đối với Tỉnh Đoàn Quảng Bình là không phù hợp, chưa phản ánh đúng thực tế việc thực hiện hợp đồng kinh tế và triển khai dự án trồng mía giữa 02 bên.

Thứ ba, qua xác minh điều kiện thi hành án, có 54 người mắc nợ là cá nhân đã chết trước khi TAND tỉnh ban hành Quyết định số 53/2018/QĐ- TPPS ngày 24/4/2018, theo đó những người này trở thành người phải thi hành án là chưa đúng với quy định pháp luật về nghĩa vụ dân sự, thừa kế và tố tụng dân sự.

Quá trình tổ chức thi hành án xét thấy Quyết định của tuyên bố phá sản của Tòa án tỉnh Quảng Bình tuyên không rõ, có sai sót, khó thi hành. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, giải quyết những vướng mắc, bất cập của vụ việc và đảm bảo ổn định tình hình nhân dân tại các địa bàn trong tỉnh, Cục THADS tỉnh đã xây dựng hồ sơ, kiến nghị Viện trưởng VKSND cấp cao tại Đà Nẵng và Chánh án TAND cấp cao tại Đà Nẵng xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, sửa Quyết định số 53/2018/QĐ- TPPS ngày 24/4/2018 của TAND tỉnh, theo đó: Đưa các khoản nợ phải thu

đối với 464 tổ chức, cá nhân là “Người mắc nợ do đầu tư trồng mía và trồng dứa” ra khỏi Danh sách người mắc nợ Công ty Đường Quảng Bình ban hành kèm theo Quyết định số 53/2018/QĐ-TPPS ngày 24/4/2018 của TAND tỉnh.

Trong thi hành án dân sự, người phải thi hành án đa số là cá nhân do đó, đối tượng vi phạm hành chính là cá nhân chiếm phần lớn, trên thực tế có không ít vụ việc vi phạm cần phải ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhằm răn đe, giáo dục đối tượng vừa phòng ngừa chung. Những đối tượng này đều là những người không muốn chấp nhận việc phải thực hiện các nghĩa vụ do bản án, quyết định của Tòa án quyết định và vì vậy bằng mọi cách họ né tránh, chống đối hoặc không hợp tác, dẫn đến những khó khăn, vướng mắc nhất định cho quá trình thi hành án.

Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình đối với đối tượng là cá nhân chưa nhiều. Thực tiễn công tác là một Chấp hành viên trực tiếp tổ chức thi hành án trong thực hiện nhiệm vụ của mình với sốlượng việc thi hành án được giao, nhìn chung các đối tượng phải thi hành án hầu hết đều vi phạm hành chính nhưng Chấp hành viên không ban hành quyết định xử phạt vì sau xử phạt khó thu được tiền phạt trong khi tiền thi hành án vẫn chưa thu được.

Bên cạnh đó sự quản lý, chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên và lãnh đạo quản lý trực tiếp đối với lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, có thể nói là “bỏ sót”, chưa kiểm soát hết được những việc làm của Chấp hành viên, Chấp hành viên chưa thực hiện hết thẩm quyền, trách nhiệm được giao trong tổ chức thi hành án nhưng không bị xử lý kỷ luật, nhiều vụ việc án có điều kiện thi hành án nhưng kéo dài nhiều năm thậm chí hàng chục năm nhưng vẫn không thi hành được do người phải thi hành án đưa ra nhiều lý do để trì hoãn việc thi hành án hoặc chống đối nhưng Chấp hành viên vẫn không ra quyết định xử phạt hành chính theo quy định nhằm đủ điều kiện lập hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ví d: Bản án số 09/2014/QĐST-KDTM ngày 16/9/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình tuyên buộc ông Bùi Tuấn Anh và bà Định Thị Hồng Hà (địa chỉ: số 3 Lê Lợi, Hải Đình, Đồng Hới) phải trả khoản nợ gốc 3.440.000.000 đồng cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, tài sản thế chấp là Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 17, tờ bản đồ số 16 tại HảiĐình, Đồng Hới, Giấy chứng nhận số BB749268, UBND thành phố Đồng Hới, cấp ngày 28/4/2010, mang tên ông Trần Đại Hùng và bà Hồ Thị Hồng (đã ủy quyền cho Bùi Tuấn Anh và Đinh Thị Hồng Hà). Căn cứ bản án đã có hiệu lực pháp luật và đơn yêu cầu thi hành án cơ quan THADS đã ra Quyết định thi hành án số 34/QĐ-CTHADS ngày 09/12/2015 và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành.

Quá trình tổ chức thi hành án Chấp hành viên đã tiến hành xác minh, giải quyết nhiều lần và đã ra Quyết định cưỡng chế kê biên Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 02/QĐ-CCTHA ngày 07/12/2018, tuy nhiên đến nay vẫn chưa tiến hành cưỡng chế, kê biên tài sản được với lý do người phải thi hành án thường xuyên vắng mặt. Hành vi trên của ngưởi người phải thi hành án vi phạm hành chính theo khoản 4 Điều 162 Luật THADS “có điều

kiện thi hành án nhưng cố tình trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án”,

nhưng Chấp hành viên không tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đểđủ cơ sở lập hồsơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

Khoản 1 Điều 3 của Luật XLVPHC quy định: Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần. Trong khi đó điểm b Khoản 1 Điều 10 của Luật quy định tình tiết tăng nặng là “VPHC nhiều lần, tái phạm”. Quy định nguyên tắc XPVPHC như trên là thiếu rõ ràng, thiếu thống nhất; gây ra lúng túng, vướng mắc trong thực tiễn. Với những hành vi VPHC lặp lại nhiều lần, tại nhiều thời điểm khác nhau thì áp dụng theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 10 (coi đó là tình tiết tăng nặng) hay xử phạt theo từng thời điểm xảy ra vi phạm theo

quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC. Liên quan đến nội dung này, đề nghị cần nghiên cứu, quy định rõ ràng nguyên tắc XPVPHC để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh quảng bình (Trang 66 - 72)