Về thẩmquyề n, mức xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực thi hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh quảng bình (Trang 72 - 79)

vc thi hành án dân s

Trong hoạt động THADS thì cơ quan THADS là cơ quan thường xuyên và trực tiếp phải xử lý những VPHC của người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác.

Bất cập lớn nhất hiện nay tại các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình là có rất nhiều hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của Chấp hành viên, nhưng chấp hành viên không thể xử phạt được, vì mức phạt tiền vượt quá thẩm quyền.

Theo đúng quy định thì chấp hành viên chỉ có thể xử phạt duy nhất đối với một hành vi là đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai của người có thẩm quyền thi hành án nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập mà không có lý do chính đánglà 500.000đồng. Trong khi đó có rất nhiều hành vi vi phạm mà cơ quan THADS cấp huyện thường xuyên gặp phải nhưng theo quy định thì lại không thuộc thẩm quyền xử phạt, ví dụ như các hành vi: Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định; trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án…nên phần lớn các vụ việc, khi có vi phạm hành chính xảy ra, đều phải chuyển thẩm quyền lên cấp trên (Cục trưởng, Chi cục trưởng). Trong trường hợp này, để có căn cứ thực hiện các bước tiếp theo, chấp hành viên phải lập hồ sơ đề nghị người có thẩm quyền của Cơ quan thi hành án dân sự cấp trên ra quyết định xử phạt. Tuy nhiên, hồ sơ đề nghị xử phạt gồm những giấy tờ gì, thủ tục ra sao thì pháp luật lại không quy định, dẫn đến tình trạng

mỗi nơi làm một kiểu, không thống nhất. Bởi thế, không ít trường hợp, chấp hành viên vì muốn giải quyết xong việc dễ dàng bỏ qua những lỗi như không cung cấp thông tin, không thực hiện quyết định khấu trừ thu nhập của người có thẩm quyền…Và vì vậy người thi hành án càng chây ỳ, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Vềxác định thẩm quyền xử phạt còn nhiều mâu thuẫn. Theo quy định tại Luật thi hành án dân sự, cụ thể là khoản 1 Điều 118 Luật thi hành án dân sự quy định: “…Trường hợp thi hành nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định mà người phải thi hành án không thực hiện thì Chấp hành viên quyết định phạt tiền và ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành án…”. Điều 119 Luật thi hành án dân sự cũng quy định: “Người phải thi hành án không tự nguyện chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết định không được thực hiện thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người đó, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu họ khôi phục hiện trạng ban đầu. Trường hợp người đó vẫn không chấm dứt công việc không được làm, không khôi phục lại hiện trạng ban đầu thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án”. Như vậy, xét về mặt thẩm quyền xử phạt theo khoản 1 Điều 118 và Điều 119 của Luật thi hành án dân sự thì Chấp hành viên được giao quyền quyết định phạt tiền, ra quyết định phạt tiền. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật xử lý vi phạm hành chính thì: “…Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng…”. Và theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP thì “…Phạt tiền từ3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định…”.

Đối chiếu giữa thẩm quyền xử phạt của Chấp hành viên với mức phạt về hành vi không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định là có sự mâu thuẫn. Luật thi hành án dân sự giao quyền cho Chấp hành viên được quyền xử phạt nhưng Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 110/2013/NĐ-CP lại làm mất quyền xử phạt của Chấp hành viên. Vì rằng, với mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng lại thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục thi hành án dân sự. Đây là sự mâu thuẫn trong quy định giữa Luật thi hành án dân sự với Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ, gây không ít khó khăn cho Chấp hành viên khi thực thi nhiệm vụ. Vì muốn xử phạt được những hành vi vi phạm hành chính này Chấp hành viên phải lập hồ sơ, văn bản đề nghị Cục trưởng Cục thi hành án dân sự ra quyết định xử phạt. Và như vậy, việc thi hành án sẽ kéo dài không kịp thời và điều quan trọng là làm giảm vai trò, giảm thẩm quyền của Chấp hành viên9

Ví dụ: Bản án số 24/2013/TCDS-PT ngày 31/12/2013 của TAND tỉnh Quảng Bình đã tuyên: "...Công nhận quyền sử dụng đất của hộ anh Võ Văn

Hải và chị Hoàng Thị Thuyên trên thửa đất số 128, tờ bản đồ giải thửa số 06 UBND thị trấn Kiến Giang lập năm 1992, cụ thể: Phần trước nhà hộ anh Võ

Văn Hải, chị Hoàng Thị Thuyên có mặt tiền tiếp giáp với đường từ Bưu điện

huyện Lệ Thủy đi cầu Phong Liên có chiều rộng 6,5m (tính từ chân móng

hành lang nhà anh Võ Văn Thuận và chị Nguyễn Thị Hậu sang phần đất của hộ ông Hoàng Quảng Tiến. Phần diện tích đất của hộ anh Võ Văn Hải và chị

Hoàng Thị Thuyên phía trước tiếp giáp phần đất hộ anh Võ Văn Thuận, chị

Nguyễn Thị Hậu có diện tích là 76,82m; Phần diện tích đất của Hộ anh Võ

Văn Hải và chị Hoàng Thị Thuyên ở phía sau tiếp giáp phần trước (nói trên)

và tiếp giáp phần nhà đất hộ anh Võ Văn Thuận, chị Nguyên Thị Hậu có diện

9

tích là 108,26m . Toàn bộ hình thể, kích thước và diện tích đất hộ anh Võ Văn

Hải, chị Hoàng Thị Thuyên được quyền sử dụng có diện tích 185,08m theo

kích thước và hình vẽ kèm theo bản án này là một phần không tách rời của

bán án.

Anh Võ Văn Thuận, chị Nguyên Thị Hậu có trách nhiệm tháo dỡ, di dời các tài sản nằm trên phần đất của anh Võ Văn Hải và chị Hoàng Thị Thuyên”.

Bản án có hiệu lực thi hành, ông Võ Văn Hải và bà Hoàng Thị Thuyên làm đơn yêu cầu thi hành án. Chi cục THADS huyện Lệ Thủy thụ lý ra quyết định thi hành án số 167/QĐ-CCTHA ngày 10/3/2014 thi hành án đối với khoản: ông Võ Văn Thuận, bà Nguyễn Thị Hậu có trách nhiệm tháo đỡ, di dời các tài sản nằm trên đất của của ông Võ Văn Hải và chị Hoàng Thị Thuyên phần diện tích đất lấn chiếm 28,5m2.

Quá trình tổ chức thi hành án, người phải thi hành án ông Võ Văn Thuận, bà Nguyễn Thị Hậu quyết liệt chống đối không thi hành. Do chưa thi hành được, nên ông Võ Văn Hải, bà Hoàng Thị Thuyên có đơn khiếu nại nhiều lần, nhiều cấp, yêu cầu cưỡng chế thi hành án. Việc thi hành án được xác định là án trọng điểm, kéo dài nhiều năm chưa thi hành được, các cấp, ngành địa phương cũng như Lãnh đạo Cục THADS tỉnh, Ban chỉđạo THADS hai cấp đã nhiều lần hòa giải nhưng không có kết quả.

Ngày 30/08/2018 Chi cục THADS huyện Lệ Thủy đã ra Quyết định cưỡng chế số01/QĐ-CCTHADS về việc cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định (theo Điều 118 Luật THADS) đối với ông Văn Thuận, bà Nguyễn Thị Hậu phải tháo dỡ, di dời các tài sản nằm trên phần đất của anh Võ Văn Hải và chị Hoàng Thị Thuyên. Điều 118 Luật THADS quy định “1. Trường hợp thi hành nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết

định phạt tiền và ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định

phạt tiền đểngười đó thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

2. Hết thời hạn đã ấn định mà người phải thi hành án không thực hiện

nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên xử lý như sau:a) Trường hợp công

việc đó có thể giao cho người khác thực hiện thay thì Chấp hành viên giao

cho người có điều kiện thực hiện; chi phí thực hiện do người phải thi hành án

chịu;b) Trường hợp công việc đó phải do chính người phải thi hành án thực

hiện thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án”.

Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 52 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định về hành vi vi phạm do không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định với mức phạt là từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ; với mức phạt này Chấp hành viên, Chi cục trưởng Chi cục THADS không đủ thẩm quyền xử phạt theo Điều 68 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP mà phải gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị Cục trưởng Cục THADS tỉnh ra quyết định xử phạt. Vụ việc kéo dài đến tháng 5/2019 Chi cục THADS huyện Lệ Thủy mới huy động lực lượng với sự hỗ trợ của các ngành, sự bảo vệ của lực lượng Công an đã cưỡng chế thành công vụ việc, đảm bảo quyền lợi cho người được thi hành án.

Hoặc tại khoản 1 Điều 9 Nghị đinh 62/2015/NĐ-CPngày 18 tháng 7 năm 2015 hướng dẫn về Luật THADS thì, khi tiến hành xác minh, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không kê khai hoặc phát hiện việc kê khai không trung thực thì tùy theo mức độ vi phạm, Chấp hành viên có thể xử phạt hoặc đề nghị người

có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Nhưng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì, hành vi không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, không chính xác tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án khi người có thẩm quyền thi hành án yêu cầu, sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, mức phạt này không thuộc thẩm quyền của Chấp hành viên. Như vậy, Luật và các văn bản hướng dẫn đang có sự chồng chéo và khó thực hiện trên thực tế.

Việc chưa phân định rõ thẩm quyền xử lý đối với một số hành vi vi phạm cũng làm hạn chế việc XPVPHC của cơ quan THADS. Đối với một số hành vi như: Không cung cấp thông tin, không giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền; không thông báo cho cơ quan thi hành án khi có thay đổi về địa chỉ và nơi cư trú; không kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án… Các hành vi trên thuộc thẩm quyền xử phạt của cả cơ quan THADS cấp huyện và cấp tỉnh, việc định lượng mức độ vi phạm của hành vi, quyết định mức xử phạt và phân định thẩm quyền xử phạt trên thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê số liệu thi hành án hàng năm số việc phải thi hành án ở cấp huyện nhiều hơn ở cấp tỉnh (chiếm 80-90%) do đó cần tăng thẩm quyền xử phạt cho Chấp hành viên và Thủ trưởng cơ quan THADS cấp huyện.

Về xác định thẩm quyền lập biên bản làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 65 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định: “Thẩm tra viên, thư ký, chuyên viên cơ quan Thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Chương V của Nghị định này”. Theo như quy định nêu trên, thì chỉ có hoặc là Thẩm tra viên, hoặc là Thư ký hoặc là Chuyên viên mới có quyền lập biên bản, còn Chấp hành viên thực hiện chức trách nhiệm vụ lại không được giao quyền lập biên bản nhưng lại được quyền quyết định xử phạt. Xét về

thẩm quyền lập biên bản, Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định và cũng là người có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng, nhưng lại không được giao quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, không phải lúc nào Chấp hành viên thực thi nhiệm vụ cũng có Thư ký thi hành án đi cùng hoặc Chấp hành viên không có thư ký giúp việc. Trong khi đó, căn cứ xử phạt vi phạm hành chính phải là biên bản vi phạm hành chính. Vậy trong trường hợp Chấp hành viên không có thư ký thi hành án và có thư ký thi hành án nhưng không đi cùng thực hiện nhiệm vụ thì ai sẽ là người lập biên bản vi phạm hành chính? Xét về hình thức biên bản: Biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp Thư ký thi hành án lập thì Thư ký chỉ ký tên, không có thẩm quyền đóng dấu. Vậy trong trường hợp này Chấp hành viên hay người có thẩm quyền ký tên đóng dấu như Chi cục trưởng, phó Chi chi cục trưởng, Thẩm tra viên ký xác nhận hay không? Về nguyên tắc người ký xác nhận biên bản do Thư ký thi hành án lập phải là người biết rõ có hành vi vi phạm hành chính. Vì vậy, nếu không biết rõ về hành vi vi phạm hành chính thì không thể dễ dàng ký xác nhận làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính. Xét về nội dung biên bản: Thư ký chỉ là người giúp Chấp hành viên lập biên bản và thực hiện một số công việc nhất định khác. Việc xác đinh hành vi vi phạm, lỗi,… của người vi phạm hành chính phải thuộc về Chấp hành viên xác định. Vì vậy, không quy định thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với Chấp hành viên là một “khoảng trống” pháp lý đối với việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Quy định nêu trên gây không ít bối rối, khó khăn cho Chấp hành viên khi thực thi nhiệm vụ được giao.

2.3.3. V th tc x pht vi phm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân s

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh quảng bình (Trang 72 - 79)