Bên cạnh những kết quảđạt được, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan rằng, trong 05 năm qua tại các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình, số lượng việc và tiền thi hành án còn tồn đọng chuyển sang năm sau còn cao; tỷ lệ các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã thi hành xong còn thấp (17/27 quyết định, chiếm 62,9%). Nguyên nhân một phần xuất phát
từ ý thức tuân thủ pháp luật của một số bộ phận nhân dân nói chung và một số cơ quan, tổ chức, các nhà quản lý doanh nghiệp và cá nhân (kể cả chính quyền địa phương) còn yếu kém. Mặt khác, là do chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng như cơ quan hữu quan trong quá trình thi hành án; cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sựchưa được hoàn thiện, hệ thống các văn bản pháp lý về thi hành án dân sự chưa đầy đủ, chậm được bổ sung, sửa đổi kịp thời; pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính còn chưa cụ thể, gây cản trở và làm giảm hiệu quả công tác thi hành án dân sựtrên địa bàn.
Mặt khác, việc tổ chức thi hành các quyết định XPVPHC cũng chưa thực sự nghiêm túc khiến cho tính răn đe, phòng ngừa hành vi vi phạm hành chính không có hiệu quả.
Từ số liệu xử phạt vi phạm hành chính và kết quả thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong 05 năm, từ 2016 đến 2020 tại tỉnh Quảng Bình, có thể đánh giá chi tiết các tồn tại, hạn chế trên các mặt cụ thể như sau: