Về thủ tục xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh quảng bình (Trang 79 - 84)

Về thủ tục và trình tự xử phạt vi phạm hành chính có khá nhiều thủ tục, từ việc lập biên bản vi phạm hành chính, mời người làm chứng, chứng kiến, ra quyết định xử phạt, thông báo quyết định xử phạt, thu tiền, nộp ngân sách nhà nước,…trong khi mức phạt là không đáng kể và không dẫn tới một trách nhiệm nào nghiêm khắc hơn đối với người bị xử phạt. Về tính hiệu quả của quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì việc xử phạt thật sự không có tính khả thi, số tiền phải thi hành tăng dẫn đến người phải thi hành án sẽ tiếp tục chống đối, cản trở việc thi hành án, không thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong khi việc tổ chức cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính lại không hề dễ dàng và chưa được hướng dẫn cụ thể.

Công tác cưỡng chế thi hành quyết định XPVPHC tại địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian qua cũng gặp nhiều khó khăn, hiệu quả đạt được thấp. Nhiều vụ việc ra quyết định xử phạt đã qua nhiều năm nhưng vẫn chưa thi hành được. Vấn đềở đây là, mặc dù pháp luậtđã quy định về xử phạt vi phạm hành chính,nhưng lại không quy định và hướng dẫn cụ thể về việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trong trường hợp đối tượng không chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan thi hành án? Trình tự, thủ tục cưỡng chế như thếnào? Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế?

Bên cạnh đó, một số chấp hành viên, người có thẩm quyền tổ chức thi hành án còn e ngại khi tổ chức cưỡng chế vì thủ tục cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị. Mặt khác, cá nhân, tổ chức bịcưỡng chế thường không hợp tác hoặc không đủ điều kiện, không có tài sản để kê biên, thậm chí có nhiều vụ việc, tài sản cưỡng chế không đủ để bù đắp chi phí tổ chức cưỡng chế thi hành án.

Như vậy, qua thực tiễn công tác có thể thấy: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự là một trong những công tác quan trọng, nhằm đấu tranh, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức trong quá trình THADS. Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự trên thực tế vẫn chưa thực sựđi vào đời sống xã hội, chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra là răn đe, phòng ngừa vi phạm để từđó nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Tình trạng người phải thi hành án chống đối Chấp hành viên, cơ quan thi hành án xảy ra ngày càng nhiều và có biểu hiện gia tăng tính tiêu cực nhất là trong cưỡng chế thi hành án. Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong THADS còn rất khiêm tốn, chưa phản ánh được hết thực trạng vi phạm hành chính trong THADS hiện nay. Thực tế cho thấy, các qui định về XPVPHC trong hoạt động THADS thời gian qua vẫn chưa phát huy hiệu quả, việc phòng ngừa, xử lý vi phạm vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều hành vi vi phạm trong THADS diễn ra phổ biến nhưng chưa được xử lý kịp thời. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan THADS còn “ngại” việc xử phạt vi phạm hành chính, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc xử phạt. Cho đến nay, số lượng Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự của các địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án chưa nhiều. Thực tiễn, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, một sốngười có thẩm quyền còn nhiều lúng túng khi vận dụng các quy định của pháp luật để xử phạt. Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận những người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các hoạt động thi hành án dân sự còn chưa cao; tình trạng chống đối cơ quan thi hành án bằng nhiều hình thức từ những việc như cố tình không nhận giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan thi hành án … đến những hành vi nghiêm trọng hơn như phân tán hoặc làm hư hỏng tài

sản thuộc diện kê biên để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án, thậm chí là phá huỷ niêm niêm phong, huỷ hoại tài sản đã kê biên…thậm chí có hành vi dùng vũ khí chống đối gây thương tích cho Chấp hành viên, công chức thi hành án và lực lượng tham gia giải quyết việc thi hành án. Thực tế đó đã chứng tỏ vi phạm hành chính trong lĩnh vực này không những chưa giảm mà còn có xu hướng ngày càng nhiều hơn và phức tạp hơn.

Trên thực tế, các cơ quan thi hành án dân sự nói chung và thi hành án dân sự của tỉnh Quảng Bình nói riêng vẫn chưa được trang bị đầy đủcác điều kiện về cơ sở vật chất, các công cụ phương tiện hỗ trợ công tác tổ chức thi hành án và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thi hành án dân sự; đặc biệt là Chấp hành viên, cán bộ thi hành án người trực tiếp tác nghiệp tại cơ sở, trực tiếp đối thoại, xác minh điều kiện thi hành án, cưỡng chế tài sản của người thi hành án nhưng chưa được trang bị những công cụ, phương tiện hỗ trợ, bảo vệ cần thiết khi thực thi nhiệm vụ. Các cơ quan Thi hành án dân sự chưa được trang bị phương tiện đặc chủng để phục vụ các cuộc cưỡng chế có huy động lực lượng hoặc thu giữ tài sản kịp thời khi phát hiện đương sự tẩu tán tài sản.

Từ các phân tích trên, có thểđánh giá các hạn chế trong kết quả xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Bình những năm qua, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân cơ bản sau:

- Thứ nhất, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận tổ chức, cá nhân trong quá trình thi hành án còn hạn chế; luôn đặt quyền lợi của mình lên trên hết.

-Thứ hai, các văn bản pháp luật và hướng dẫn pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực THADS chưa thật sự hoàn thiện, như: việc quy định về thẩm quyền xử phạt trong một sốtrường hợp không còn phù hợp với tình hình thực tế; các chếtài mang tính cưỡng chếchưa được quy định cụ

thể trong các văn bản pháp luật; các quy định về thời hạn ra quyết định xử; hình thức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả; các trường hợp giải trình vẫn còn có sự bất cập, chưa đầy đủ và phù hợp. Ví dụ: Khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC quy định những trường hợp giải trình như sau: “Đối với hành vi VPHC mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ15.000.000 đồng trởlên đối với cá nhân, từ30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính”. Tuy nhiên, Luật XLVPHC không quy định trường hợp cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có quyền được giải trình là điều bất cập lớn. Bởi, trong nhiều trường hợp, có nhiều tang vật, phương tiện VPHC có giá trị lớn hơn gấp nhiều lần so với số tiền bị xử phạt là 15.000.000 đồng hay 30.000.000 đồng.

- Thứ ba, các quy định của pháp luật chưa tạo tiền đề, điều kiện cho Chấp hành viên – những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi hành án, trực tiếp phát hiện các hành vi vi phạm và cũng là người trực tiếp chịu sự phản ứng, chống đối từcác đối tượng thi hành án.

- Thứ , sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp và Thủ trưởng các cơ quan THADS chưa sâu sát, đặc biệt là trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính. Trong kế hoạch triển khai công tác và báo cáo công tác hàng năm chưa triển khai và đánh giá đối với lĩnh vực này.

- Thứnăm, cơ sởcơ sở vật chất, công cụphương tiện hỗ trợ công tác tổ chức thi hành án và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thi hành án dân sự chưa đảm bảo.

- Thứ sáu, các cơ quan, người có thẩm quyền chưa xử lý các hành vi vi phạm một cách triệt để, nghiêm khắc; chưa có bất kỳ một vụ việc nào được chuyển yêu cầu xử lý hình sự (mặc dù có những vụ việc có thểđược đánh giá là có dấu hiệu vi phạm hình sự), đã tạo cho các đối tượng có thái độ coi thường pháp luật, coi thường quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Tiểu kết chương 2

Qua Chương 2, tác giảđã khái quát về tình hình tổ chức, hoạt động của các cơ quan THADS tỉnh Quảng Bình có liên quan trực tiếp đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực THADS trên địa bàn tỉnh; đồng thời đã đi sâu vào phân tích, đánh giá tình hình vi phạm cũng như tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2016 đến năm 2020 bằng những số liệu cụ thể;chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực THADS tại tỉnh Quảng Bình; so sánh với một số tỉnh, thành khác để làm sáng tỏ những bất cập, vướng mắc của pháp luật hiện hành quy định liên quan trực tiếp đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Từ đó làm cơ sở để giải quyết các vấn đề tại chương 3, cụ thể như: đưa ra một số quan điểm, đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự và các giải pháp để bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này ở địa bàn tỉnh Quảng Bình.

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT

VI PHẠMHÀNH CHÍNH TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh quảng bình (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)