trong lĩnh vực thi hành án dân sự
- Về đối tượng và nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thi hành án dân sự
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Cục, cùng với tinh thần trách nhiệm cao của mỗi cán bộ, Chấp hành viên khi thi hành công vụ, các đồng chí Chấp hành viên đã luôn kịp thời nắm bắt, phát hiện các hành vi vi phạm của các đối tượng phải thi hành án, để có biện pháp xử lý kịp thời như: trực tiếp ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp
8
Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án dân sựgiai đoạn 2016-2020 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Tĩnh
thuộc thẩm quyền hoặc lập hồ sơ, báo cáo, đề xuất người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt nếu thấy vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình. Nhờ làm tốt công tác phát hiện, xử phạt kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm nên đã góp phần vào việc đưa các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đảm bảo thực thi trên thực tế; pháp luật được chấp hành nghiêm minh; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân được bảo vệ.
Trong số 27 quyết định xử phạt được ban hành, thì đối tượng bị xử phạt chủ yếu là cá nhân.
Từ số liệu trên, có thể thấy đối tượng thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự chủ yếu là cá nhân và hành vi vi phạm bị xử phạt chủ yếu là không thi hành án.
Việc xử phạt vi phạm hành chính luôn tuân thủ nguyên tắc quan trọng đó là nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, công bằng, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm cho người vi phạm được xử lý phù hợp với tính chất và mức độ vi phạm, có căn cứ và luôn xem xét đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, không làm oan, sai nhưng đồng thời bảo đảm xử lý nghiêm minh; các vi phạm hành chính có tính chất, mức độ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ như nhau thì đều bị xử phạt với hình thức giống nhau.
- Về thẩm quyền, mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Thẩm quyền và mức xử phạt trong từng vụ việc cụ thể cũng được các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình đặc biệt lưu ý và đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện có hành vi vi phạm, chấp hành viên đã nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ, xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định áp dụng mức xử phạt tương ứng với tính chất, mức độ của từng hành vi vi phạm; đồng thời từ đó phân định đúng thẩm
quyền xử phạt theo quy định của pháp luật. Đối với những vụ việc vượt quá thẩm quyền, chấp hành viên đều lập hồsơ, báo cáo đề xuất đến người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt kịp thời, đúng quy định.
Cụ thể: Năm 2019 Chi cục THADS huyện ra 02 quyết định cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định theo Điều 118 Luật THADS, tuy nhiên người phải thi hành án không thực hiện, Chấp hành viên đã lập hồsơ đề nghị Cục trưởng Cục THADS tỉnh ra quyết định phạt tiền theo đúng thẩm quyền.
- Về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Về cơ bản, khi lập hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, cơ quan, người có thẩm quyền đều áp dụng đầy đủ các thủ tục quy định tại Mục 1 Chương III Luật xử lý vi phạm hành chínhvà các nội dung hướng dẫn tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP, Nghị định 97/2017/NĐ-CP để thực hiện. Vì vậy, hầu hết các trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính đều được thực hiện đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Thể hiện từ việc xác định đối tượng vi phạm, hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính, xác định các tình tiết tăng năng giảm nhẹ, hình thức xử phạt, mức phạt tương ứng để ra quyết định xử phạt đảm bảo có căn cứ, khách quan, chính xác.
2.3. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình