Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong quá trình thực hiện xử phạt vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh quảng bình (Trang 87 - 88)

pht vi phm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân s

Đây là nguyên tắc pháp lí cơ bản nhất trong hoạt động của cơ quan, tổ chức và công dân được quy định ở Điều 8 Hiến pháp năm 2013:“Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ".

Nguyên tắc pháp chếđòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung, Cơ quan thi hành án dân sự nói riêng trước hết phải dựa trên cơ sở pháp luật và được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật; mọi cán bộ, công chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tôn trọng pháp luật trong khi thực thi nhiệm vụ. Bởi họlà đội ngũ đại diện cho nhà nước thực hiện các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, đội ngũ này phải tuân thủ nguyên tắc pháp chếđể thực hiện được tốt nhất chức năng của nhà nước và thực hiện pháp luật trong đời sống.

Thực tiễn cho thấy, những năm qua các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước có vi phạm pháp luật ngày càng nhiều; còn có tình trạng tùy tiện, lạm quyền, tham nhũng xẩy ra trong quá trình thực thi công vụ. Vì vậy, lãnh đạo Cục thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình luôn quan tâm quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức trong ngành nói chung và đặc biệt là đội ngũ chấp hành viên, những người có thẩm quyền trong việc tổ chức hoạt động thi hành án dân sự; xử phạt hành chính trong lĩnh vực thi hành án cần phải tuân thủ triệt để nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, không lạm quyền, không nhũng nhiễu, hách

dịch, cửa quyền khi thi hành công vụ; đảm bảo tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tại tỉnh quảng bình (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)