Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả từ thực tiễn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 26 - 29)

Theo quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính, hành vi nào bị coi là vi phạm hành chính thì sẽ có biện pháp xử lý tƣơng ứng khi hành vi đó xảy ra trên thực tế. Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả cũng vậy, sẽ bị

xử phạt khi có hành vi vi phạm quy định hành chính về buôn bán hàng giả. Việc tìm hiểu khái niệm “hàng giả” có liên quan trực tiếp tới các biện pháp phòng chống hàng giả. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [49], các sản phẩm làm giả bao gồm các mặt hàng bắt chƣớc rất giống vẻ ngoài của các sản phẩm thƣơng hiệu chính gốc để đánh lừa khách hàng. Các sản phẩm giả còn gồm các loại hàng hóa và việc phân phối hàng hóa đó chƣa đƣợc kiểm định và đƣợc bảo vệ bởi các quyền sở hữu trí tuệ, nhƣ quyền tác giả, các nhãn hiệu và thƣơng hiệu. Trong nhiều trƣờng hợp, các dạng vi phạm có thể xuất hiện cùng trong 1 sản phẩm làm giả: nhƣ đồ chơi làm giả vi phạm thiết kế của một hãng lớn. Thuật ngữ "hàng giả" còn nói tới việc làm giả và các vấn đề liên quan nhƣ sao chép bao bì, nhãn hiệu và bất kỳ đặc tính nổi bật của hàng hóa. Các ngành công nghiệp bị ảnh hƣởng nặng nề bởi vấn nạn hàng giả là phần mềm, ghi thu đĩa nhạc, phim, quần áo thời trang, các đồ đắt tiền, đồ thể thao, nƣớc hoa, đồ chơi, phụ tùng xe máy, xe hơi và dƣợc phẩm.

Dƣới góc độ pháp lý, khái niệm hàng giả lần đầu tiên đƣợc sử dụng kể từ khi đất nƣớc đƣợc thống nhất là trong Pháp lệnh Trừng trị tội đầu lậu cơ, buôn, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982 (Pháp lệnh số

07/LCT/HDNN7 ngày 10/7/1982 Trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982). Điều 5 của Pháp lệnh này quy định về Tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả, với hình phạt có thể lên đến tù chung thân. Văn bản pháp luật đầu tiên đƣa ra định nghĩa về hàng giả là Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng bộ trƣởng quy định về việc kiểm tra, xử lý hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả [26]. Điều 3 của Nghị định quy định: “Hàng giả theo Nghị định này, là những sản phẩm, hàng hoá đƣợc sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống nhƣ những sản phẩm, hàng hoá đƣợc Nhà nƣớc cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trƣờng; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó”. Từ đó tới nay, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản quy định ở những mức độ khác nhau về nội dung hàng giả và biện pháp phòng chống. Đặc biệt phải kể tới hai văn bản là: Nghị định 08/2013/NĐ-CP ngày 10/1/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ ngƣời tiêu dùng (thay thế Nghị định số 08/2013/NĐ-CP) (đã có Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng).

Các văn bản trên không đƣa ra định nghĩa pháp lý về hàng giả và xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả. Theo các văn bản này, hàng giả bao gồm bốn trƣờng hợp/loại: 1) Trường hợp giả vềnội dung; 2) Trường hợp giả về hình thức (giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa) 3) Trường hợp giả mạo về sở hữu trí tuệ (được quy định tại Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ 2005); 4) Trường hợp các sản phẩm là tem, nhãn, bao bì giả cũng đƣợc coi là hàng giả.

Về hàng vi vi phạm hành chính về hàng giả, theo quy định hiện hành, có hai nhóm hành vi là: sản xuất hàng giảbuôn bán hàng giả. “Sản xuất” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa. “buôn bán" là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lƣu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đƣa hàng hóa vào lƣu thông. Hàng hóa lƣu thông trên thị trƣờng gồm hàng hóa bày bán, vận chuyển trên đƣờng, để tại kho, bến, bãi, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc địa điểm khác. Nhƣ vậy, các hành vi bày bán hàng hóa, vận chuyển hàng hóa trên đƣờng, để hàng hóa tại kho, bến, bãi, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc địa điểm khác đƣợc coi là những hành vi buôn bán hàng hóa.

Từ các phân tích trên, có thể đƣa ra các định nghĩa sau:

Vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả là hành vi có lỗi do cá

nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong phòng chống hàng giả mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả là hoạt động áp

dụng pháp luật, trong đó, người có thẩm quyền áp dụng chế tài pháp luật hành chính (hình thức xửphạt, biện pháp khắc phục hậu quả) đối với chủ thể vi phạm hành chính (cá nhân, tổ chức) về buôn bán hàng giả theo thủ tục do luật hành chính quy định, kết quả là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần so với trạng thái ban đầu của họ.

Nhƣ vậy, có thể thấy hai nội dung của thuật ngữ “xử phạt vi phạm hành chính” là: 1) là các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh hoạt động áp

dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính, 2) là hoạt động áp dụng pháp luật - xử phạt hành chính, từ khâu phát hiện vi phạm, tìm kiếm quy định áp dụng, đến khâu áp dụng biện pháp xử phạt tƣơng ứng với vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả từ thực tiễn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)