Pháp luật hiện hành quy định nhiều chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả, tùy nơi vi phạm, mức độ vi phạm và cơ quan phát hiện và thụ lý, xử lý vi phạm. Tổng hợp lại, có bảng thống kê sau về các chủ thể và nội dung thẩm quyền xử phạt, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (trang bên).
So với quy định năm 2013 về thẩm quyền xử phạt, quy định tại Nghị định 185 sửa đổi, bổ sung năm 2014 có nhiều điểm mới. Theo đó, vấn đề thẩm quyền của Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra chuyên ngành đã đƣợc xác định tại Nghị định số 185, nhƣng theo hƣớng viện dẫn tới Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thì đến lần sửa đổi năm 2014, Nghị định 185 đã cụ thể hóa các quy định về thẩm quyền của những ngƣời thuộc các lực lƣợng chức năng nêu trên, bằng cách sửa đổi Điều 103, bổ sung thêm các điều là: Điều 103a (Những ngƣời có thẩm quyền của cơ quan Công an nhân dân), Điều 103b (Những ngƣời có thẩm quyền của cơ quan Hải quan), Điều 103c (Những ngƣời có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng), Điều 103d (Những ngƣời có thẩm quyền của Cảnh sát biển) và Điều 103đ (Những ngƣời có thẩm quyền của Thanh tra). Các quy định này đã quy định rõ về thẩm quyền, tạo thuận lợi cho việc phát hiện nhanh và xử lý kịp thời vi phạm, không bị chồng chéo, hoặc bỏ lọt vi phạm.
Trong lĩnh vực phòng chống buôn bán hàng giả, Quản lý thị trƣờng là lực lƣợng thƣờng xuyên và nòng cốt. Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả của cơ quan Quản lý thị trƣờng nhƣ sau (Điều 102).
- Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
i) Phạt cảnh cáo;
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
i) Phạt cảnh cáo;
ii) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
iii) Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không vƣợt quá mức tiền phạt đƣợc quy định tại điểm b khoản này;
iv) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này, trừ biện pháp buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trƣờng, lây lan dịch bệnh và buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phƣơng tiện.
- Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng Chống buôn lậu, Trưởng phòng Chống hàng giả, Trưởng phòng Kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
i) Phạt cảnh cáo;
ii) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
iii) Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không vƣợt quá mức tiền phạt đƣợc quy định tại điểm b khoản này;
iv) Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
v) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
- Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
i) Phạt cảnh cáo;
ii) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này; iii) Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính;
iv) Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
Bảng 1.2. Tổng hợp chủ thể và nội dung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả
Tịch thu Tƣớc quyền sử dụng
Áp dụng các Phạt tiền tang vật, giấy phép, chứng chỉ
Cảnh biện pháp khắc
STT Chủ thể /Thẩm quyền XP phƣơng hành nghề có thời hạn
cáo (triệu đồng) phục hậu quả
tiện vi hoặc đình chỉ hoạt
theo quy định phạm động có thời hạn
Chủ tịch UBND cấp xã X đến 5 x x
Chủ tịch UBND cấp huyện X đến 50 x x x
Quản lý thị trƣờng X x x x x
Công an nhân dân X x x x x
Hải quan X x x x x
Bộ đội Biên phòng x x x x x