Theo số liệu thống kê do Đội Quản lý thị trƣờng số 2 (cơ quan thƣờng trực Ban chỉ đạo về chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả quận Hoàn Kiếm) thực hiện từ năm 2010 đến 2015, Đội QLTT số 2 đã tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm về buôn bán hàng giả, kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.3: Thống kê kết quả xử lý vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả của Đội QLTT số 2 – Chi Cục QLTT thành phố Hà Nội
(từ năm 2010-2015)
Năm Số vụ Số tiền phạt (VNĐ) Trị giá hàng hóa vi phạm (VNĐ) 2010 86 138.840.000 90.650.000 2011 73 486.050.000 183.477.000 2012 119 623.000.000 253.520.000 2013 127 722.000.000 1.050.493.000 2014 120 764.000.000 612.590.000 2015 155 1.185.500.000 1.476.941.000
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Đội QLTT số 2 – Chi cục QLTT Hà Nội- đơn vị quản lý địa bàn quận Hoàn Kiếm)
Biểu đồ 2.1: Số vụ vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ở Hoàn Kiếm đƣợc Đội QLTT số 2 Chi cục QLTT Hà Nội xử phạt
(từ năm 2010-2015) Số vụ xử lý qua các năm 180 160 140 120 100 Số vụ 80 60 40 20 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Biểu đồ 2.2: Số tiền phạt và giá trị hàng hóa vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả ở Hoàn Kiếm đƣợc Đội QLTT số 2 Chi cục QLTT Hà Nội
xử phạt (từ năm 2010-2015)
Tiền phạt và trị giá hàng hóa vi phạm qua các năm
1600000000 1400000000 1200000000 ti ề n 1000000000 800000000 Số tiền phạt S ố Trị giá hàng hóa 600000000 400000000 200000000 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Năm * Một số vụ việc điển hình
- Vụ “đột kích” 2 kho đóng gói, tập kết thực phẩm chức năng ở phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm
“Kho” thực phẩm chức năng đầu tiên bị lực lƣợng chức năng kiểm tra nằm trong ngõ 28 Hội Vũ ở phƣờng Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), do Đỗ Thị Tuyết Mai (SN 1982), hộ khẩu thƣờng trú tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) làm chủ.
Quá trình kiểm tra tại đây, trinh sát Đội 2 Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trƣờng, phối hợp với Đội quản lý thị trƣờng số 7 – Chi cục quản lý thị trƣờng Hà Nội, công an phƣờng Hàng Bông phát hiện hàng loạt các sản phẩm thực phẩm chức năng không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ nhƣ: viên nở ngực Đào Hồng Đơn; nhau thai cừu Queen 9,
Tuy nhiên qua đấu tranh, xét hỏi, Mai thừa nhận mua trôi nổi các loại thực phẩm chức năng trên của những “đầu nậu” không quen biết, về đóng gói bán kiếm lời. “Những viên nén được gọi là thực phẩm chức năng đều được mua theo túi to, trọng lượng hàng chục kilogram, kèm theo lọ, nhãn, tem chống hàng giả, tem của nhà sản xuất… về để đóng gói” – trinh sát Đội 2 Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trƣờng công an thành phố Hà Nội khẳng định.
Theo chủ cơ sở, để phục vụ việc kinh doanh, Mai thuê 3 công nhân giao hàng và mở một kho đóng gói sản phẩm khác ngoài đê sông Hồng (đoạn thuộc phƣờng Long Biên, quận Long Biên), giao cho số ngƣời này trông coi. Sau khi mua rời các viên nén và đóng gói vào bao bì bắt mắt, dán nhiều loại tem chống hàng giả, Mai chỉ đạo nhân viên đem rao bán tại các khu “chợ thuốc” lớn trên địa bàn quận Thanh Xuân, Ba Đình. Để “kích” cầu bán hàng, chủ kho còn đăng tin rao bán các sản phẩm “ngoại” trên một số trang mạng nhƣ: “Vatgia.com”; “Enbac.com”… và thu hút khá nhiều ngƣời dân ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai đặt mua hàng.
Tiếp tục kiểm tra kho kiêm cơ sở đóng gói thực phẩm chức năng của Mai ở ngoài đê sông Hồng, lực lƣợng chức năng bắt quả tang Dƣơng Tuấn Long – nhân viên do Đỗ Thị Tuyết Mai thuê, đang đóng gói các hộp viên nén nhãn hiệu “3x slimming power” (thuốc giảm cân). Toàn bộ các lọ đựng sản phẩm này đều đƣợc dán tem chống hàng giả; tem phân phối độc quyền của nhà sản xuất. Kiểm tra trong khu vực kho này, lực lƣợng chức năng phát hiện hàng chục nghìn sản phẩm có dấu hiệu giả nhiều loại thực phẩm chức năng đƣợc đăng ký thƣơng hiệu nhƣ: “green coffee”, “brazilian slimming coffee”… nhãn mác in sản xuất tại Mỹ.
Theo cơ quan công an, một số sản phẩm thực phẩm chức năng ở 2 “kho” hàng này có đặc điểm không giống với hàng chính hãng, cho dù có tem
chống hàng giả. Khai báo với cơ quan công an, Dƣơng Tuấn Long thừa nhận dƣới sự chỉ đạo của Đỗ Thị Tuyết Mai đã sang bao, đóng gói hàng chục loại thực phẩm chức năng, song chủ yếu là trà, cà phê giảm cân. Liên quan đến vụ việc này, lực lƣợng chức năng đã lập biên bản, tạm giữ trên 2.000 sản phẩm, hộp thực phẩm chức năng để tiến hành xác minh, xử lý vi phạm.
- Vụ hai kho chứa hàng giả ở chợ Đồng Xuân:
Ngày 6/8/2014, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế - Công an quận Hoàn Kiếm và Công an phƣờng Đồng Xuân đã phát hiện 2 kho chứa hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc tại khu Chung cƣ 15 Cao Thắng, phƣờng Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Theo đó, lực lƣợng chống hàng giả của Phòng PC46 phối hợp Cảnh sát kinh tế của Công an quận Hoàn Kiếm và Công an phƣờng Đồng Xuân đột xuất kiểm tra kho chứa giày dép tại phòng 314, chung cƣ 15 Cao Thắng của Phan Tuấn Anh (45 tuổi, ở phƣờng Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội).
Qua kiểm tra, lực lƣợng chức năng đã phát hiện, thu giữ 150 đôi dép giả mạo nhãn hiệu các thƣơng hiệu thời trang nổi tiếng thế giới nhƣ “ADIDAS”, “HERMES” cùng 725 đôi giày không có nhãn hiệu. Toàn bộ số hàng hoá trên do nƣớc ngoài sản xuất, không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Tiếp tục kiểm tra kho chứa đồ chơi trẻ em tại phòng 503, chung cƣ 15 Cao Thắng, lực lƣợng công an phát hiện, thu giữ hàng ngàn sản phẩm đồ chơi trẻ em các loại do Trung Quốc sản xuất nhƣ: búp bê, ô tô, máy bay, con giống... Toàn bộ số đồ chơi này đƣợc chứa trong 30 thùng cát tông. Tại thời điểm kiểm tra, chủ kho hàng là Nguyễn Thu Hiền (44 tuổi, ở Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội không xuất trình đƣợc hoá đơn chứng từ chứng minh xuất xứ của số hàng hóa này.
Thƣợng tá Thành Kiên Trung, Phó trƣởng phòng PC46 cho biết: Tất cả các kho chứa hàng trên đều chứa hàng để cung cấp vào các Ki ốt bán hàng trong chợ Đồng Xuân (Hà Nội) và bán buôn cho các tỉnh lân cận. Hiện, PC46 đã thu giữ toàn bộ số hàng hóa nói trên.