phải gắn liền với việc hoàn thiện quy định và thủ tục xử phạt hành chính về buôn bán hàng giả
Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: nhà nƣớc đƣợc tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhƣ vậy, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là công cụ quan trọng để nhà nƣớc, xã hội đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nƣớc. Để thực hiện đƣợc mục đích đó, có nhiều yếu tố chi phối, nhƣng yếu tố chất lƣợng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất, tạp cơ sở pháp lý cho toàn bộ quá trình xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có lĩnh vực buôn bán hàng giả.
Pháp chế vừa là mục đích, vừa là yêu cầu của việc xây dựng và thực hiện pháp luật, theo đó, đòi hỏi cần sự hiện diện đầy đủ của một hệ thống các quy phạm pháp luật có chất lƣợng tốt, và quá trình thực hiện nghiêm minh. Nếu một hệ thống pháp luật xử phạt vi phạm hành chính không có chất lƣợng tốt, thì không thể có cơ sở cho một quá trình thực thi pháp luật tốt đƣợc, cho dù có đầu tƣ nhiều tiền của và nhân lực cho các quá trình thực hiện ấy.
Luật Xử lý vi phạm hành chính đƣợc ban hành năm 2012 là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh thống nhất về công tác xử lý vi phạm hành chính ở nƣớc ta. Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành những văn bản lập quy về xử lý vi phạm hành chính về hàng giả một cách khoa học, đồng bộ, sát hợp với thực tiễn, để nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý nhanh chóng, chính xác, nghiêm minh vi phạm, đảm bảo trật tự sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong xã hội.