Các hình thức xử phạt và biện pháp khác phục hậu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả từ thực tiễn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 37 - 47)

- Các hình thức phạt chính

+ Hình thức cảnh cáo: Hình thức cảnh cáo là hình thức xử phạt chính trong xử phạt hành chính. Theo quy định tại Nghị định số 185, hình thức này không đƣợc áp dụng cho các hành vi buôn bán hàng giả: không có giá trị sử

dụng, công dụng, mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem, nhãn, bao bì giả. Theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì hình phạt cảnh cáo đƣợc áp dụng đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.

+ Hình thức phạt tiền: Hình thức phạt tiền là hình thức xử phạt chính và mức tiền phạt quy định tại Nghị định 185 là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trƣờng hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân.

Mức tiền phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả đƣợc quy định thành các khung, tƣơng đƣơng với khung giá trị của số lƣợng hàng thật. Dƣới đây là tổng hợp các khung cơ bản của mức phạt tiền vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả.

- Hình thức phạt bổ sung

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm: chỉ đƣợc áp dụng đối với loại tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (Nghị định số 81/2013/NĐ-CP).

Trƣờng hợp quy định đồng thời áp dụng cả hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều 4 Nghị định 185 thì ngƣời có thẩm quyền xử phạt chỉ quyết định tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm trong trƣờng hợp không thể áp dụng đƣợc các biện pháp này, trừ các loại tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lƣu hành thì phải tịch thu.

+ Tƣớc quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ có thời hạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm.

i) Chỉ áp dụng hình thức tƣớc quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính

đƣợc cấp giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và theo thời hạn quy định tại Nghị định 185. Nguyên tắc và thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tƣớc quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 81/2013/NĐ- CP;

ii) Chỉ áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính và theo thời hạn quy định tại Nghị định 185.

- Biện pháp khắc phục hậu quả

+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm đƣợc áp dụng đối với loại hàng hóa, vật phẩm quy định tại Điều 33 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà việc buộc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tiêu hủy không ảnh hƣởng đến môi sinh, môi

trƣờng, sức khoẻ con ngƣời, vật nuôi, cây trồng và trật tự an toàn xã hội; + Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phƣơng tiện kinh doanh, vật phẩm đƣợc áp dụng đối với loại hàng hóa, phƣơng tiện kinh doanh, vật phẩm quy định tại Điều 35 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong

trƣờng hợp loại bỏ đƣợc yếu tố vi phạm và việc loại bỏ yếu tố vi phạm không dẫn đến khả năng vi phạm tiếp theo;

+ Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phƣơng tiện đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp quy định tại Điều 32 Luật Xử lý vi phạm hành chính khi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có khả năng thực hiện đƣợc các biện pháp này;

+ Buộc thu hồi tiêu hủy hoặc buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm đƣợc áp dụng đối với các loại sản phẩm, hàng hóa quy định tại các Điều 33, 35 và 36 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính

đã tiêu thụ, đã bán còn đang lƣu thông trên thị trƣờng [23];

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính đƣợc áp dụng đối với ngƣời vi phạm có thu lợi bất hợp pháp.

+ Các biện pháp khắc phục hậu quả khác đƣợc áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Nghị định 185.

Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên, ngƣời có thẩm quyền xử phạt phải quy định thời hạn phù hợp để cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện. Trƣờng hợp đã hết thời hạn thực hiện ghi trong quyết định xử phạt mà không thực hiện thì phải cƣỡng chế thi hành hoặc quyết định tịch thu để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Ngoài ra, để đảm bảo nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính tại Điều 215. Theo đó, trong các trƣờng hợp sau đây, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính: a) Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngƣời tiêu dùng hoặc cho xã hội; b) Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm; c) Nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính đƣợc áp dụng theo thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: a) Tạm giữ ngƣời; b) Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phƣơng tiện vi phạm; c) Khám ngƣời; d) Khám phƣơng tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất

giấu hàng hoá, tang vật, phƣơng tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ; đ) Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử l ý vi phạm hành chính.

Bảng 1.1. Thống kê các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả

HP chính Khung giá trị vi

Khung

T phạm HP bổ sung BP khắc phục hậu quả Ghi chú

Hành vi Cảnh (triệu tiền phạt T (triệu vi phạm cáo đồng; cái, đồng) chiếc, tờ - “đơn vị”)

1 Buôn bán dƣới 1,0– 0,5 - 30 - Tịch thu - Buộc tiêu hủy tang vật; Nhập khẩu 1 số hàng giả dƣới 30 tang vật đối - Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt hàng giả bị phạt

không có với hành vi vi Nam hoặc tái xuất hàng giả đối gấp đôi

giá trị sử phạm;

với hành vi nhập khẩu hàng giả.

Từ 30 30-50

dụng,

- Tƣớc quyền - Buộc nộp lại số lợi bất hợp công

sử dụng giấy pháp; dụng

2 Buôn bán Dƣới 1,0 0,2-0,5 - Tịch thu - Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm Nhập khẩu hàng

hàng giả tang vật vi trên nhãn, bao bì hàng giả; giả một số

Từ 1,0- 1,0-dƣới

mạo nhãn phạm; - Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt trƣờng hợp bị

dƣới 30 30

hàng hóa, - Tƣớc quyền Nam hoặc buộc tái xuất hàng phạt gấp đôi

bao bì

Từ 30 20-30 sử dụng giấy hóa giả mạo; hàng hóa

phép, chứng - Buộc nộp lại số lợi bất hợp chỉ hành nghề pháp có đƣợc;

từ 01 tháng

- Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi đến 03 tháng;

phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lƣu thông trên thị trƣờng.

3 Buôn bán Dƣới 100 0,2-0,3 - Tịch thu - Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao Nhập khẩu tem,

tem, đơn vị tang vật vi bì giả vi phạm; nhãn bao bì giả

nhãn, bao phạm; - Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt bị phạt gấp đôi

Từ 100- 0,3-15 bì giả

- Tƣớc quyền Nam hoặc buộc tái xuất tang vật; dƣới

10.000 sử dụng giấy

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp

đơn vị

trên thị trƣờng.

4 Buôn bán Cảnh Phạt tiền - Tịch thu - Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối Mức tiền phạt hàng giả cáo hàng hoá giả hoặc đƣa vào sử dụng không đƣợc ấn định ít

mạo về mạo về sở nhằm mục đích thƣơng mại đối nhất bằng giá trị

sở hữu trí hữu trí tuệ, với hàng hoá giả mạo về sở hữu hàng hoá vi

tuệ nguyên liệu, trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phạm đã phát

vật liệu, phƣơng tiện đƣợc sử dụng chủ hiện đƣợc và phƣơng tiện yếu để sản xuất, kinh doanh nhiều nhất đƣợc sử dụng hàng hoá giả mạo về sở hữu trí không vƣợt quá chủ yếu để tuệ với điều kiện không làm ảnh năm lần giá trị sản xuất, kinh hƣởng đến khả năng khai thác hàng hoá vi doanh hàng quyền của chủ thể quyền sở hữu phạm đã phát

hoá giả mạo trí tuệ; hiện đƣợc.

về sở hữu trí - Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt tuệ;

Nam đối với hàng hoá quá cảnh - Đình chỉ có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thời hạn hoạt hoặc buộc tái xuất đối với hàng động kinh hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, doanh trong phƣơng tiện, nguyên liệu, vật lĩnh vực đã liệu nhập khẩu đƣợc sử dụng chủ xảy ra vi yếu để sản xuất, kinh doanh phạm. hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả từ thực tiễn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)