Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả từ thực tiễn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 29 - 30)

phương diện thứ nhất, là các quy định pháp luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, quy định pháp luật về xửphạt hành chính về buôn bán hàng giả đƣợc xây dựng thành một hệ thống, chủ yếu do Chính phủ ban hành (dạng Nghị định), và Bộ ban hành (dƣới dạng Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Nghị định). Trong hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện nay ở nƣớc ta, Luật XLVPHC năm 2012 là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, quy định những vấn đề chung nhất về xử lý vi phạm hành chính nhƣ: các biện pháp XLVPHC, nguyên tắc, thẩm quyền XLVPHC, trình tự, thủ tục XLVPHC,.... Luật này cũng giao trách nhiệm cho Chính phủ hƣớng dẫn cụ thể thi hành Luật bằng cách xây dựng các Nghị định về xử lý, xử phạt hành chính trên các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc, trong đó có lĩnh vực hàng giả.

Thực hiện thẩm quyền lập quy, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật, đồng thời thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo công tác tổ chức thực hiện các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về sản xuất và buôn bán hàng giả cũng nhƣ các nghị định khác có liên quan đến sản xuất, buôn bán hàng giả nhƣ bảo vệ ngƣời tiêu dùng, sở hữu trí tuệ.... Vấn đề đặt ra là, các văn bản pháp quy phải vừa đảm bảo chức năng quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nhƣng đồng thời không đƣợc vi phạm các quyền của các chủ thể mà Hiến pháp và luật đã quy định. Đây thƣờng là vấn đề khó của các nhà lập quy. Vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều khi văn bản pháp quy (dƣới luật) trái luật, ảnh hƣởng tới quyền con ngƣời, quyền công dân,....

Thứ hai, hệ thống quy phạm về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả luôn đƣợc hoàn thiện để đáp ứng với điều kiện mới. Đây cũng là quy luật tất yếu của pháp luật. Tuy nhiên, sự thay đổi này chủ yếu diễn ra ở tầm các Nghị định theo hƣớng mở rộng phạm vi thẩm quyền xử phạt, hay nâng cao chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm.

phương diện thứ hai, là hoạt động áp dụng pháp luật đểtruy cứu trách nhiệm hành chính về buôn bán hàng giả đối với chủ thể vi phạm.

Thứ nhất, hoạt động này là hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc, do các cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện để tổ chức thực thi pháp luật về xử phạt VPHC về hàng giả trong đời sống. Các cơ quan có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nƣớc tổ chức thực hiện là Ủy ban nhân dân các cấp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Bên cạnh đó, nhiệm vụ xử phạt còn đƣợc giao trực tiếp cho các cơ quan chức năng nhƣ quản lý thị trƣờng, thanh tra ngành công thƣơng,..

Thứ hai, hoạt động XLVPHC về buôn bán hàng giả là hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc đảm bảo thực hiện bằng các nguồn lực của nhà nƣớc, từ quyền năng đƣợc phân giao, nhân tài vật lực, phƣơng tiện, con ngƣời, tài chính,....

Thứ ba, hoạt động XLVPHC về buôn bán hàng giả phải tuân theo những nguyên tắc và thủ tục đƣợc quy định (thủ tục hành chính về xử phạt hành chính về hàng giả).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả từ thực tiễn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)