Tình hình buôn bán hàng giả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả từ thực tiễn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 59 - 63)

Hiện nay tình trạng kinh doanh hàng giả đang là vấn đề gây bức xúc trong dƣ luận xã hội, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và ngƣời tiêu dùng. Theo con số thống kê của lực lƣợng quản lý thị trƣờng, từ năm 2010 đến 2015, riêng lực lƣợng quản lý thị trƣờng cả nƣớc, mỗi năm đã phát hiện và xử lý trung bình hơn 10.000 vụ, thu nộp cho ngân sách nhà nƣớc hàng chục tỷ đồng liên quan đến hàng giả.

Bảng 2.1. Thống kê kết quả xử lý vi phạm hành chính về hàng giả của ngành Quản lý thị trƣờng nƣớc ta (từ năm 2010-2015)

Năm Số vụ Số tiền phạt (VNĐ) Trị giá hàng hóa vi phạm (VNĐ) 2010 10.472 44.472.340.000 3.794.403.000 2011 12.910 35.808.874.000 18.377.426.000 2012 13.101 53.833.971.000 27.429.949.000 2013 14.008 62.016.716.000 32.112.753.000 2014 17.396 57.612.006.000 35.993.370.000 2015 4.868 36.135.792.000 31.407.098.000

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương)

Đối với lực lƣợng Quản lý thị trƣờng Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2015, Chi cục Quản lý thị trƣờng Hà Nội đã kiểm tra, xử lý nhiều vi phạm về hàng giả. Trong 6 tháng đầu năm 2016, theo Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà

Nội, các lực lƣợng chức năng thành phố đã kiểm tra 23.340 vụ, xử lý hơn 11.000 vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thƣơng mại , khởi tố hình sự 111 vụ. Tổng số tiền phạt hành chính, truy thu thuế, tiền bán hàng thanh lý, tiền tiêu hủy là hơn 1.400 tỉ đồng, tăng hơn 300 tỉ, số vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thƣơng mại bị xử lý đã tăng hơn 2.500 vụ so với cùng kỳ năm 2015.

Bảng 2.2. Thống kê kết quả xử lý vi phạm hành chính về hàng giả của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng thành phố Hà Nội (từ năm 2010-2015)

Năm Số vụ Số tiền phạt (VNĐ) Trị giá hàng hóa vi phạm (VNĐ) 2010 222 800.000.000 8.000.000.000 2011 540 3.027.509.000 1.981.463.000 2012 803 4.200.000.000 3.400.000.000 2013 866 5.300.000.000 3.517.000.000 2014 1.081 6.770.000.000 4.750.000.000 2015 1.093 8.647.000.000 9.846.000.000

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi cục QLTT Hà Nội – Sở Công Thương Hà Nội)

Quận Hoàn Kiếm, do đặc điểm của quận là địa bàn dân cƣ đông đúc không có nhiều mặt bằng, không phù hợp với loại hình sản xuất, do vậy chủ yếu là hoạt động kinh doanh dịch vụ thƣơng mại, đây là cầu nối giữa các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu với ngƣời tiêu dùng nên hàng hóa rất đa dạng và phong phú đáp ứng hầu hết nhu cầu về hàng hóa của thị trƣờng. Quận Hoàn Kiếm có có vị trí rất thuận lợi, có nhiều đầu mối giao thông đƣờng thủy (Sông Hồng), đƣờng bộ, và đặc biệt là đƣờng sắt nhƣ: ga đƣờng sắt Long Biên, ga Hà Nội nhờ có đặc điểm này mà Hoàn Kiếm có sự liên kết chặt chẽ với các địa bàn trên thành phố và là đầu mối giao thƣơng hàng hóa quan trọng

Hoàn Kiếm là quận trung tâm của Thủ đô, nơi có mật độ kinh doanh rất lớn ( khoảng 12.000 hộ kinh doanh và trên 4.000 doanh nghiệp), chủ yếu là kinh doanh, dịch vụ thƣơng mại; với chợ Đồng Xuân hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, mặt hàng và là đầu mối giao lƣu hàng hóa của các tỉnh phía Bắc, cùng với một loạt chợ lớn nhƣ: Hàng Da, Cửa Nam, Hàng Bè và những tuyến phố trọng điểm kinh doanh các mặt hàng thời trang nhƣ: Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đƣờng, Hàng Buồm... và tuyến phố chợ đêm; hơn nữa quận Hoàn Kiếm có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa lâu đời gắn với những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, đặc biệt có khu phố cổ là nơi hàng năm đón một lƣợng du khách đông đảo từ khắp nơi trong cả nƣớc và cả các du khách quốc tế mỗi lần đến Việt Nam, điều này đã giúp cho Hoàn Kiếm có ƣu thế lớn hơn so với các địa phƣơng khác trong phát triển ngành thƣơng mại, dịch vụ.

Tình trạng buôn bán hàng giả quận Hoàn Kiếm diễn biến phức tạp. Các hành vi vi phạm đƣợc thực hiện với tính chất và thủ đoạn tinh vi hơn, quy mô và phạm vi ảnh hƣởng cũng lớn hơn nên đã gây tác động tiêu cực đến uy tín của doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Thực tế công tác đấu tranh chống hàng giả những năm qua cho thấy: hàng giả đang có xu hƣớng mở rộng hơn rất nhiều về cả quy mô và chủng loại, hàng giả xuất hiện ở khắp nơi, từ các điểm kinh doanh hè phố, bán dạo đến các cửa hàng chuyên doanh, thậm chí hàng giả còn đƣợc trà trộn vào các trung tâm thƣơng mại, siêu thị trên địa bàn quận.

Hầu hết các mặt hàng đều có sự hiện diện của hàng giả, từ hàng hóa có giá trị cao nhƣ: máy móc để phục vụ công tác khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất kinh doanh; đồ phụ tùng ô tô, máy điều hòa, tủ lạnh, máy lọc nƣớc, máy tính, máy in, nồi cơm điện, bàn là, quạt điện, máy xay sinh tố… đến các loại hàng hóa phục vụ tiêu dùng hàng ngày nhƣ: giấy vệ

sinh, bàn chải răng, bút, giấy vở học sinh, đồ dùng học tập, giầy dép, quần áo…, đặc biệt nguy hiểm hơn khi hàng hóa đƣợc làm giả là thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm và thực phẩm nhƣ: rƣợu, bia, nƣớc giải khát, thực phẩm chức năng, mỳ chính…

Tình trạng buôn bán hàng giả diễn biến cực kỳ phức tạp, có lúc lén lút, có lúc công khai; các loại hàng hóa bị làm giả ngày càng nhiều, hàng giả đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại; cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ làm hàng giả càng tinh vi, khó phát hiện. Hầu hết các các sản phẩm của các thƣơng hiệu lớn, nổi tiếng trên thế giới đều có thể bị làm giả ở những mức độ khác nhau tỷ lệ thuận với mức ảnh hƣởng, uy tín của sản phẩm, thƣơng hiệu đó đối với thị trƣờng.

Những năm gần đây (khoảng từ những năm 2010 trở lại đây), lợi dụng chính sách “ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam” của Nhà nƣớc ta, thị trƣờng ở quận Hoàn Kiếm đã xuất hiện hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc đƣợc gắn nhãn giả hàng hóa Việt Nam chất lƣợng cao (giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa); tập trung chủ yếu vào các mặt hàng của các doanh nghiệp uy tín trong nƣớc nhƣ: May 10, Việt Tiến, May Nhà Bè, bóng đèn Rạng Đông, dây điện Trần Phú…, các hàng hóa giả mạo nguồn gốc xuất xứ chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm, quần áo và các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày khác vì thời gian qua ngƣời tiêu dùng Việt Nam đã mất lòng tin với các loại hàng hóa này có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả từ thực tiễn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)