Tăng cƣờng phối hợp liên ngành trong kiểm tra, phát hiện và xử phạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả từ thực tiễn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 92 - 96)

xử phạt vi phạm

- Bảo đảm đúng quy định của pháp luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ đối với công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả;

- Phải có cơ chế trách nhiệm, mỗi địa bàn, lĩnh vực do một cơ quan chịu trách nhiệm chính, chủ trì và tổ chức phối hợp với các cơ quan chuyên môn; các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp, tham gia với lực lƣợng chủ trì theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc pháp luật quy định. Trƣờng hợp phát hiện hành vi vi phạm trên địa bàn hoặc lĩnh vực cơ quan khác chủ trì thì cơ quan phát hiện thông báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm chủ trì xử lý

để phối hợp hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ đƣợc phân công.

- Quan hệ phối hợp hoạt động đƣợc thực hiện theo nguyên tắc kịp thời, hiệu quả; trong quá trình phối hợp không gây khó khăn, phiền hà hoặc kéo dài thời gian trong kiểm tra, xử lý vi phạm.

- Việc trao đổi thông tin về tình hình vi phạm giữa các cơ quan chức năng đòi hỏi phải đảm bảo tính bảo mật.

3.2.4.Truyền thông nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp

- Thƣờng xuyên duy trì công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật một cách sâu rộng cho mọi thành phần từ chủ sở hữu, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đến ngƣời tiêu dùng; đối với mỗi

đối tƣợng cần có những biện pháp phù hợp, cụ thể: * Đối với doanh nghiệp

Nội dung tuyên truyền cần làm cho doanh nghiệp nhận thức rõ về việc bảo vệ quyền sở hữu không chỉ là quyền của chủ sở hữu mà còn là trách nhiệm

đối với ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ xã hội, khắc phục tƣ tƣởng cho rằng việc chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc về các cơ quan chức năng.

Bản chất quyền sở hữu trí tuệ là quyền dân sự. Vì vậy, cũng giống nhƣ tài sản vật chất, việc bảo vệ các tài sản trí tuệ trƣớc tiên thuộc về trách nhiệm của chủ thể quyền mà không nên chỉ trông chờ vào việc xử lý của các cơ quan cóa thẩm quyền. Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đề cao nguyên tắc tự bảo vệ quyền của chủ thể quyền. Chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền và các biện pháp khác chống lại hành vi xâm phạm (Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ). Có nghĩa là, trƣớc khi thực hiện quyền yêu cầu các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hay tòa án xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền cần chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa các hành vi xâm phạm hay thực hiện quyền tự bảo vệ. Từ bài học của các doanh nghiệp có nhiều doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên thế giới, thì ngay từ khi nghiên cứu, thiết kế và tạo dựng các đối tƣợng sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp đã phải tính đến các biện pháp công nghệ nhằm bảo vệ các đối tƣợng đó trƣớc khi đăng ký. Khi chủ thể quyền thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và chống xâm phạm mà không có hiệu quả hoặc hiệu quả không nhƣ mong muốn, thì khi ấy sẽ yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hay tòa án xử lý hành vi xâm phạm quyền bằng biện pháp dân sự, hành chính hay hình sự. (Tài liệu tập huấn khóa tập huấn thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày 10-11/4/2014 của dự án hỗ trợ chính sách thƣơng mại và đầu tƣ của châu âu do Cục sở hữu trí tuệ tổ chức)

Các biện pháp mà các doanh nghiệp đã áp dụng có hiệu quả cần chú ý: tem chống hàng giả, mã số sản phẩm, đặc điểm dây truyền công nghệ sản xuất, ký hiệu riêng trên từng sản phẩm…

Công tác chống hàng giả không thể đạt hiệu quả cao nếu không có sự tham gia, phối hợp của doanh nghiệp và sự chung tay của toàn xã hội. Do vậy, các doanh nghiệp cũng cần chủ động, tích cực tham gia cuộc chiến chống hàng

giả, hàng nhái thông qua hoạt động quảng bá sản phẩm song song với việc hƣớng dẫn, chỉ rõ cho ngƣời tiêu dùng các thủ đoạn làm hàng giả cũng nhƣ có kênh phân phối sản phẩm chất lƣợng tốt tới tận tay ngƣời tiêu dùng, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp, khu chế xuất…; tuyên truyền cho các doanh nghiệp thực hiện tốt một số nội dung sau: - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thực thi pháp luật, cung cấp thông tin các vụ việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả, xâm phạm quyền, tài liệu liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp.

- Cung cấp mẫu hàng giả; giúp các cơ quan thực thi trong việc nhận biết, phân biệt hàng thật, hàng giả, kinh phí cần thiết cho việc điều tra, giám định hàng hóa và tiêu hủy hàng giả thu giữ đƣợc.

- Xây dựng bộ phận chuyên trách về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hoặc có đại diện sở hữu trí tuệ của doang nghiệp mình;

- Cung cấp cho lực lƣợng thực thi các thông tin về: đầu mối về sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, mặt hàng vi phạm, phƣơng thức, thủ đoạn vi phạm, thị trƣờng tiêu thụ, đầu mối sản xuất, tiêu thụ hàng giả;

- Tham gia và phối hợp tổ chức hội thảo, tọa đàm về chống hàng giả; hội nghị giao lƣu thƣờng xuyên giữa các lực lƣợng thực thi và các doanh nghiệp… - Đầu tƣ, áp dụng khoa học công nghệ, áp dụng các biện pháp bảo vệ sản phẩm, hàng hóa của mình tránh bị làm giả.

* Đối với ngƣời tiêu dùng

Làm tốt công tác thông tin bằng nhiều hình thức nhƣ truyền hình, báo chí, tờ rơi, phát thanh trên hệ thống phát thanh của chính quyền cơ sở, Ban quản lý các chợ, trung tâm thƣơng mại, siêu thị…, giúp ngƣời tiêu dùng trang bị kiến thức “tiêu dùng thông minh”, tránh trở thành nạn nhân của hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lƣợng vì quyền lợi của bản thân và xã hội.

3.2.5. Phát huy sự tham gia của xã hội vào phát hiện, tố giác vi phạm về buôn bán hàng giả phạm về buôn bán hàng giả

Công tác đấu tranh chống hàng giả đòi hỏi phải thƣờng xuyên, lâu dài và phải cần có sự vào cuộc của mọi tầng lớp nhân dân, vì vậy cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng mới đem lại hiệu quả cao;

- Đối với các cơ quan chức năng: cần phải thƣờng xuyên, tích cực, chủ động trong công tác chuyên môn của mình, kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm.

- Đối với các tổ chức xã hội: phải ý thức rõ về sự ảnh hƣởng của mình đối với xã hội từ đó có những chƣơng trình hành động cụ thể; ví dụ: Hội chống hàng giả và bảo vệ ngƣời tiêu dùng phải lắng nghe, tìm hiểu, phát hiện những tiêu cực trong hoạt động kinh doanh cũng nhƣ những thiệt hại của ngƣời tiêu dùng để phản ánh với các cơ quan chức năng đấu tranh xử lý sai phạm, bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.

- Đối với các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp đƣợc sự bảo vệ của pháp luật, tuy nhiên cũng cần phải có trách nhiệm với sản phẩm của mình đang lƣu thông trên thị trƣờng và có cơ chế tự bảo vệ thông qua các hình thức tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, thông tin cảnh báo hàng kém chất lƣợng, hàng hoá của doanh nghiệp mình có thể bị làm giả để các cơ quan chức năng và ngƣời tiêu dùng có thông tin đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng kém chất lƣợng.

- Đối với ngƣời tiêu dùng: là đối tƣợng chịu ảnh hƣởng nhiều nhất, trực tiếp nhất từ nạn hàng giả, hàng kém chất lƣợng; vì vậy, mặc dù đƣợc sự bảo vệ của pháp luật thì ngƣời tiêu dùng cũng cần phải nói lên tiếng nói của mình khi bị xâm hại bởi đây là kênh thông tin nhanh nhất, đầy đủ nhất và đáng tin cậy nhất để giúp các cơ quan chức năng phát hiện và đấu tranh hiệu quả nhất đối với vi phạm.

Nhƣ vậy, công tác đấu tranh chống hàng giả chỉ đem lại hiệu quả cao nhất khi có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả từ thực tiễn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)