1.2. Thực hiện pháp luật về cƣ trú
1.2.3. Nội dung thực hiện pháp luật về cư trú
Để pháp luật đi vào cuộc sống đòi hỏi các cơ quan nhà nước, cá nhân phải thực hiện các hoạt động cụ thể khác nhau, bao gồm:
- Tuyên truyền pháp luật về cư trú: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật nói chung, pháp luật về cư trú nói riêng là nhiệm vụ của các cấp, các ngành. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về cư trú trong đăng ký thường trú, đăng ký tạm vắng, tạm trú cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu; bảo đảm bảo tạo sự thống nhất quản lý Nhà nước về cư trú ở các cấp chính quyền, tạo sự chuyển biến rõ nét cả về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và nhân dân trong thực hiện Luật Cư trú, qua đó đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh có hiệu quả.
Công tác tuyên truyền đã được thực hiện thông qua nhiều hình thức như tổ chức hội nghị giới thiệu, tập huấn chuyên sâu về Luật Cư trú; mở các chuyên trang, chuyên mục trên ấn phẩm của ngành, địa phương, in ấn tài liệu hỏi đáp, hướng dẫn pháp luật về cư trú, cấp phát tờ gấp pháp luật, treo panô, áp phích….
- Triển khai thực hiện pháp luật về cư trú: Công tác triển khai, thực
hiện pháp luật trong cuộc sống nói chung và triển khai thực hiện pháp luật về cư trú nói riêng chủ yếu thuộc về trách nhiệm và là chức năng của cơ quan hành pháp. Đó là quá trình hướng dẫn, chuẩn bị các nguồn lực (Con người, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện luật cư trú) bảo đảm sẵn sàng, phù hợp ngay từ khi tổ chức học tập, quán triệt, vận dụng để mọi hành vi ứng xử của các chủ thể đều phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.
Luật cư trú được Quốc hội Nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ ngày 01/7/2007, được sửa đổi năm
2013. Sau khi Luật cư trú được thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 29/3/2007 về việc triển khai luật cư trú, quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Công An, các Bộ ngành có liên quan, và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong tổ chức thực hiện Luật cư trú. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, các Bộ, ngành và địa phương đã triển khai thực hiện đúng chức năng có hiệu quả các quy định về thực hiện Luật cư trú.
1.2.4. Chủ thể thực hiện pháp luật về cư trú:
- Chính phủ: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy
định tại điều 96, chương VII Hiến Pháp năm 2013. Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật cư trú. Thủ tướng Chính Phủ ban hành các Chỉ thị về việc triển khai Luật cư trú, quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Công An, các Bộ ngành có liên quan, và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong tổ chức thực hiện Luật cư trú.
- Bộ Công an: Các hoạt động của Bộ Công an được quy định tại điều
33 Luật cư trú gồm:
1. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về cư trú.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú. 3. Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những quy định về quản lý cư trú trái với quy định của Luật này.
4. Ban hành các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về cư trú.
5. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý cư trú. 6. Thống kê nhà nước về cư trú, tổng kết, nghiên cứu khoa học về quản lý cư trú, tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về cư trú.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú.
8. Hợp tác quốc tế về quản lý cư trú. [31]
- Uỷ ban nhân dân: Uỷ ban nhân dân các cấp trong thực hiện pháp luật
về cư trú được quy định tại điều 34 gồm các hoạt động cụ thể sau:
1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú tại địa phương.
2. Chỉ đạo việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan ở địa phương về quản lý cư trú.
3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về cư trú.
4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật. [31]
- Cơ quan đăng ký, quản lý lưu trú:Các cơ quan đăng ký, quản lý cư
trú thực hiện các hoạt động được quy định tại điều 35 Luật cư trú gồm:
1. Niêm yết công khai, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú.
2. Bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt làm công tác đăng ký, quản lý cư trú.
3. Cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú đúng thời hạn cho công dân theo quy định của Luật này.
4. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về đăng ký, quản lý cư trú.
5. Giải quyết kịp thời kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến cư trú, quản lý cư trú. [31]
- Người trực tiếp làm công tác đăng ký, quản lý cư trú: Người làm
công tác đăng ký, quản lý cư trú được quy định thực hiện các hoạt động tại Điều 36 Luật cư trú gồm:
1. Người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao.
2. Người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú trong khi thực hiện nhiệm vụ phải có thái độ, lời nói, cử chỉ nghiêm túc, khiêm tốn, hoà nhã; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan, viết biên nhận, hẹn ngày trả kết quả và giải quyết đúng thời hạn theo quy định của Luật này; trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng thì hướng dẫn cụ thể, đầy đủ bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc hướng dẫn đó[45].
1.2.5. Vai trò của việc thực hiện pháp luật cư trú
Thứ nhất, góp phần đảm bảo quyền tự do cư trú của công dân
Hiến pháp năm 2013 đã quy định quyền tự do cư trú, đi lại, giao dịch, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là quyền con người, quyền công dân được nhà nước công nhận, tôn trọng và bảo vệ. Luật cư trú ra đời vào ngày 29/11/2006 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI và được sửa đổi bổ sung vào ngày 20/6/2013 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII là đạo luật được xây dựng trên cơ cở quán triệt và cụ thể hóa quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng về việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về cư trú, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính. Luật cư trú đã tạo bước tiến mới trong công cuộc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về cư trú của Nhà nước ta nói riêng. Phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội,đảm bảo quyền tự do cư trú của con người Việt Nam.
Thứ hai, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Song theo quan điểm chung nhất, đó là nhà nước thượng tôn pháp luật : nhà nước được tổ chức,
hoạt động theo pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền được các chủ thể thực hiện một cách tự giác chứ không ép buộc, bởi pháp luật xuất phát từ con người và về con người, là pháp luật của dân chủ, bình đẳng và văn minh.
Thực hiện pháp luật về cư trú là khẳng định được quyền tự do cư trú (lựa chọn địa điểm tại thôn, xóm,phố trong xã phường, thị trấn làm nơi ở và sinh hoạt lâu dài ). Đây là một quyền cơ bản trong quyền con người được Hiến pháp ghi nhận trong rất nhiều điều. Quyền tự do cư trú được luật cư trú quy định theo các điều,là công dân Việt Nam được cơ quan nhà nước cho đăng ký thường trú tại địa điểm sinh sống ăn ở sinh hoạt lâu dài; đăng ký tạm trú tại nơi ở mới không phải là nơi đăng ký thường trú. Mở rộng quyền tự do cư trú chính là quyền tự do đi lại trên lãnh thổ đất nước Việt Nam của người dân Việt Nam. Không có một cơ quan nhà nước hoặc một tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân nào được hạn chế hoặc tước bỏ quyền tự do đi lại của người dân Việt Nam.[1]
Trong nhà nước pháp quyền, việc thượng tôn pháp luật, xem pháp luật là nguyên tắc tối thượng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh hoặc đang diễn ra là một điều kiện khách quan toàn diện. Tuy nhiên cần phải có những cơ chế kiếm chế xu hướng lợi ích “nhóm” tha hóa, lạm dụng quyền lực nhà nước của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào – công chức và quan chức nhà nước – là những người đại diện cho nhân dân. Thực hiện pháp luật về cư trú là các hoạt động của cơ quan nhà nước đảm bảo điều kiện cho người dân Việt Nam thực hiện quyền tự do cư trú, đi lại, ăn ở, sinh hoạt, học tập, lao động...theo đúng quy định của pháp luật. Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp luật dân chủ và công bằng. Bản chất của nhà nước pháp quyền là nhà nước tôn trọng giá trị nhân quyền và đảm bảo cho các giá trị đó được thực thi trong thực tế, đánh giá một cách khách quan từ khi luật cư trú đi
vào đời sống nhân dân đã góp đảm bảo quyền cư trú, tự do đi lại của người dân cũng như tháo gỡ những thủ tục hành chính gắn với công tác đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú của người dân mà trước đây các văn bản quy phạm pháp luật còn có nhiêu ràng buộc gây khó khăn cho người dân khi thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên đất nước Việt Nam.
Thứ ba, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong tình hình mới
Tình hình an ninh chính trị thế giới, khu vực có những diễn biến đa dạng, phức tạp, khó lường, xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế tiếp tục gia tăng. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chủ nghĩa dân tộc thực dụng, cực đoan, bảo hộ mậu dịch ngày càng lan rộng. Thế giới đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức lớn về an ninh phi truyền thống, nhất là tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, khủng hoảng di cư, biến đổi khí hậu, dịch bệnh... Ở trong nước, các thế lực thù địch tiếp tục gây sức ép với Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền, công khai tiếp xúc, hỗ trợ số đối tượng chống đối, gia tăng các hoạt động thâm nhập, tác động chuyển hóa nội bộ, tuyên truyền chống Việt Nam, kích động gây rối, gây bạo loạn nhằm gây mất ổn định chính trị - xã hội ở nước ta. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, tính chất tinh vi, táo bạo, sử dụng vũ khí nóng gây nhiều vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Các loại tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu xã hội đen, giết người, cờ bạc, buôn lậu, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán phụ nữ, trẻ em, chống người thi hành công vụ, đâm thuê, chém mướn, bảo kê, buôn bán ma túy, bắt cóc tống tiền, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện còn xảy ra ở nhiều nơi, hoạt động với tính chất côn đồ, hung hãn gây ra những hậu quả
nghiêm trọng, xâm phạm trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe người dân, gây lo lắng trong nhân dân.
Tại Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội khóa XIII về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm đã đề ra nhiệm vụ:
Thực hiện tốt công tác phòng ngừa xã hội, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; tạo chuyển biến rõ rệt về an ninh,
trật tự,an toàn xã hội. Do đó, để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được Quốc
hội giao thì cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về cư trú, góp phần tích cực, có hiệu quả trong việc phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
Vì vậy, trước yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới, Đảng ủy Công an Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/ĐUCA ngày 08/01/2018 về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân năm 2018 và những năm tiếp theo; theo đó, Nghị quyết đã đặt ra nhiệm vụ: Tăng cường quản lý cư trú, quản lý dân cư, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong tình hình mới.