Yếu tố pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về cư trú tại quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 39 - 41)

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về cƣ trú

1.3.4. Yếu tố pháp luật

Yếu tố pháp luật là tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của xã hội ở từng giai đoạn nhất định bao gồm hệ thống pháp luật, các quan hệ pháp luật… Bản thân pháp luật được sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội là cơ sở để các chủ thể thực hiện pháp luật. Song chính các mặt, khía cạnh khác nhau của các chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thực hiện pháp luật.

Văn hóa pháp luật được hình thành từ tổng thể các hoạt động xã hội – pháp luật trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, văn hóa pháp luật là hệ thống các giá trị, chuẩn mực pháp luật được kết tinh từ trí thức pháp luật, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và hành vi pháp luật; có ảnh hưởng sâu rộng tới các hình thức pháp luật từ tuân thủ chấp hành sử dụng cho tới áp dụng pháp luật. Văn hóa pháp luật được thể hiện ra trong đời sống pháp luật thông qua quá trình thực hiện pháp luật. Giữa văn hóa pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Văn hóa pháp luật là cơ sở, nền tảng, khuôn mẫu tư duy và chuẩn mực hành vi của hoạt động thực hiện pháp luật, có định hướng đúng đắn. Ngược lại, hoạt động thực hiện pháp luật có tác dụng bổ sung làm phong phú thêm cho các giá trị chuẩn mực của văn hóa pháp luật. Các yếu tố truyền thống cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với

hoạt động thực hiện pháp luật trong giai đoạn hiện tại. Sự quản lý Nhà nước bằng pháp luật là nhằm khắc phục tính thiển cận, cục bộ trong quá trình phát triển, sản xuất, xây dựng làng xã trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thông qua pháp luật, Nhà nước nhắc nhở, duy trì mọi nghĩa vụ của người dân và làng xã đối với Nhà nước và xã hội. Trong quá trình phát triển Nhà nước thừa nhận làng có lệ riêng của mình sao cho không trái với nguyên tắc quy định của pháp luật. Hệ thống tự quản chủ yếu dựa vào dư luận xã hội, uy tín của các vị chức sắc và đặc biệt vai trò của lệ làng. Cần kết hợp cả hai hình thức quản lý này trong hoạt động thực hiện pháp luật.

Sự tồn tại dai dẳng của pháp luật do các chế độ cũ để lại có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động thực hiện pháp luật. Một số người có quan niệm sai lầm cho rằng pháp luật chỉ chủ yếu là công cụ trừng phạt, do thiếu hiểu biết họ có tâm lý sợ hãi pháp luật. Tâm lý lo sợ đó khiến cho hành vi của con người thiếu ổn định do đó khó có thẻ dẫn đến hành vi xử sự tích cực trước pháp luật và đối với pháp luật.

Tình trạng thờ ơ trước pháp luật hoặc coi thường pháp luật ở một số người tác động tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật của những người khác. Vẫn còn tồn tại tình trạng không tuân thủ pháp luật, thờ ơ coi thường pháp luật. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện pháp luật mà còn có tác động không nhỏ tới xã hội cộng đồng. Ý thức, niềm tin đối với pháp luật của con người có ảnh hưởng quan trọng tới việc thực hiện pháp luật. Bởi lẽ, nếu thiếu sự tin tưởng vào pháp luật, không có niềm tin vững chắc vào tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật…thì việc thực hiện pháp luật không thể tốt và chặt chẽ được.

Sự hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện pháp luật có tác động quan trọng đến việc hoạt động thực hiện pháp luật. Sự can thiệp

của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện mỗi khi xảy ra vi phạm pháp luật, tranh chấp là cần thiết, đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về cư trú tại quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)