3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về cƣ trú tại quận Ngô
3.2.2. Các giải pháp trên từng lĩnh vực cụ thể
Một là,trên lĩnh vực thường trú
Điều 3 luật cư trú quy định “ Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú, quyền tự do cư trú của nhân dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Căn cứ vào quy định của pháp luật, cơ quan công an quận Ngô Quyền cần tham mưu cho UBND quận công khai các thủ tục liên quan đến công tác đăng ký thường trú tạm ,trú tại trụ sở tiếp dân của UBND quận, tại UBND 13 phường và các tổ dân phố. Song song với việc công khai các thủ tục về đăng ký,thường trú tạm trú UBND quận Ngô Quyền cần đưa ra quy định về ngân sách phục vụ cho việc in ấn, tài liệu tuyên truyền đến từng tổ dân phố cũng như các biểu mẫu hướng dẫn cho người dân hoàn thiện thủ tục về đăng ký thường trú, tạm trú, lưu trú. Đối với các cơ sở kinh doanh về lưu trú phải có hợp đồng lao động đóng bảo hiểm xã hội cho những người làm công tác tiếp nhận lưu trú tại cơ sở kinh doanh. Đối với lực lượng cán bộ cơ sở phải có nguồn kinh phí chi trả hàng tháng cho cán bộ cơ sở khi thực hiện pháp luật về cư trú của địa phương, nguồn kinh phí này cần phải công khai minh bạch ,không thuộc các khoản lương hoặc các phụ cấp khác của cán bộ cơ sở. Đối với lực lượng CSKV phải bố trí đúng những cán bộ học chuyên ngành về QLHC, mỗi một đồng chí chỉ phụ trách địa bàn quản lý( theo điều 17 điều lệnh CSKV) không dưới 400 hộ hoặc 1.600 nhân khẩu, nhiều nhất không quá 500 hộ hoặc 2.000 nhân khẩu [3]. Đồng thời không huy động lực lượng CSKV vào làm những việc trái quy định như trực ban chốt điểm bảo vệ
các dự án... Đối với cán bộ tư pháp tại UBND phường phải nghiêm túc thực hiện Quyết định 1299/QĐ-TTg ngày 04/8/2014 của thủ tướng chính phủ về việc thực hiện đề án liên thông các TTHC: đăng ký khai sinh – đăng ký hộ khẩu thường trú – bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tất cả cán bộ liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến công tác thực hiện pháp luật về cư trú đều phải có hình thức ưa nhìn, không bị khuyết tật bẩm sinh, hoặc bị tàn tật khiếm khuyết một phần cơ thể. Trong quá trình làm việc tiếp dân phải tuân thủ cá quy tắc đạo đức nghề nghiệp, có thái độ cử chỉ hành động vui vẻ, lễ phép tạo sự thân thiện cởi mở đặc biệt không gây phiền hà sách nhiễu cửa quyền hách dịch, nhận hối lộ hoặc tự đặt ra thời gian thủ tục giấy tờ biểu mẫu trái với quy định của pháp luật, làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về cư trú, cố ý hoặc từ chối cấp giấy tờ về cư trú trái với quy định của pháp luật.
Hiện nay tại nhiều nước trên thế giới có xu hướng quản lý con người về nhân thân, nơi cư trú ngày càng hướng tới xã hội dân sự, đặc biệt có sự thay đổi lớnvề quan điểm luật pháp lấy con người cùng các hoạt động xã hội của con người làm trung tâm để quản lý.Những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sinh sống, làm việc của mỗi con người đều được cơ quan quản lý nhà nước thu thập, tích lũy để làm cơ sở đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa từ đó đề ra các biện pháp quản lý nhà nước đảm bảo sự phát triển của xã hội, nhu cầu thụ hưởng của người dân.
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực hiện pháp luật tại quận Ngô Quyền, cá nhân người nghiên cứu nhận thấy: Một con người khi sinh ra thì được đảm bảo quyền làm thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký hộ khẩu thường trú, làm thẻ bảo hiểm y tế tại UBND phường( cơ quan HCNN cấp trực tiếp). Đương nhiên khi đăng ký hộ khẩu thường trú thì người đó (đứa trẻ) đó được viết tên vào sổ hộ khẩu của gia đình, trong số hộ khẩu có mục quan hệ với chủ hộ thì cán bộ đăng ký phải ghi đầy đủ mối quan hệ của đứa trẻ đối với chủ hộ.
Trong trường hợp đứa trẻ là con thì người đọc sổ hộ khẩu dễ dàng hiểu được thông tin, nhưng nếu đứa trẻ là bậc thứ tư trong gia đình thì rất khó hình dung được mối quan hệ của đứa trẻ đó với bố mẹ đẻ. Khi đứa trẻ lớn lên thì phải kết hôn, việc kết hôn cũng phải ra UBND phường đăng ký kết hôn và hệ quả pháp lý cuối cùng đối với một đời con người là lúc chết đi, gia đình người thân cũng phải ra UBND phường làm thủ tục khai tử, sau đó xóa hộ khẩu thường trú. Rõ ràng sổ hộ khẩu gia đình có tính chất dung nạp thông tin về mặt tư pháp của một con người nhiều hơn tính chất an toàn, an ninh của một con người. Bộ công an được chính phủ giao cho thực hiện Luật cư trú nhưng trong Luật cư trú lại có rất nhiều điều quy định đăng ký thường trú gắn với sổ hộ khẩu gia đình. Người nghiên cưu có đề xuất, kiến nghị: Nên chăng sổ hộ khẩu gia đình nếu còn để tồn tại trong tương lai thì nên giao cho bộ tư pháp chủ trì việc mã hóa các số liệu hộ khẩu theo phương thức liên thông trực tuyến 4 cấp, cán bộ tư pháp thuộc UBND cấp phường thực hiện công tác đăng ký và quản lý. Nếu được như vậy thì đã tiết kiện được rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho nhân dân vì người dân không phải làm thêm một bước đăng ký kết hôn phải đi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc khai tử phải xóa hộ khẩu thường trú. Đồng thời cán bộ tư pháp của UBND khi xác lập lý lịch tư pháp đối với một công dân thông qua sổ hộ khẩu dễ dàng hoàn thiện công việc được tốt hơn.
Xây dựng phát triển hệ thống pháp luật, thực hiện pháp luật về cư trú trên cơ sở thu thập thông tin sinh sống của một con người từ những thông tin gốc của một con người. Đơn cử chúng ta có thể xây dựng mỗi một người khi sinh ra có quyền lựa chọn cho mình một nơi đăng ký thường trú. Khi đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú mỗi một con người đều được cơ quan nhà nước cấp cho một mã số tạm gọi là mã số định danh cá nhân (đây là một mã số bao gồm nhiều dãy số tự nhiên nhưng phải đảm bảo không trùng lặp với bất cứ
người nào). Mã số định danh cá nhân về bản chất để cơ quan quản lý nhà nước dung nạp tất cả các thông tin liên quan đến một con người như bố, mẹ, quê quán, nơi sinh ra giới tính, nhóm máu. Trên cơ sở mã định danh cá nhân thì các cơ quan nhà nước sẽ xây dựng pháp luật quản lý một con người đó. Mã số định danh cá nhân trên cơ sở tích hợp sẽ là số tài khoản đăng ký tại ngân hàng, là số thẻ căn cước công dân, số hộ chiếu cá nhân, số thẻ bảo hiểm y tế, số biển xe mô tô, ô tô... Với phương pháp quản lý này công dân đi đâu, làm gì, cư trú ở đâu nhà nước đều có thể quản lý được.Đồng thời người dân khi thay đổi chỗ ở không phải làm thủ tục đăng ký thường trú mà chỉ cần đăng ký tạm trú, lưu trú là đảm bảo tính pháp lý ổn định. Mở rộng ra khi người dân vi phạm pháp luật ( vi phạm giao thông) cơ quan quản lý nhà nước có thể ra lập biên bản và xử lý vi phạm giao thông bằng hình ảnh, không cần gặp trực tiếp người vi phạm là có thể xử lý được vì thông qua biển số đăng ký phương tiện tham gia giao thông (mã số định danh cá nhân) là có thể gửi quyết định xử lý vi phạm hành chính sang ngân hàng trừ tiền trong tài khoản của công dân đó. Mã số định danh cá nhân sẽ giúp bộ máy quản lý nhà nước giảm thiểu được các văn bản pháp luật về quản lí con người, đồng thời sẽ xóa đi một số lợi ích nhóm của một số ngành nghề trong xã hội như, ngành điện không còn đòi hỏi sổ hộ khẩu để chứng minh nơi cư trú của một con người. Ngành giáo dục cũng không được đòi hỏi sổ hộ khẩu gia đình trong việc xin đi học và còn một số công việc cá nhân của công dân như thành lập doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh cùng các giao dịch điện tử khác.
Mã số định danh cá nhân nếu được thực hiện thêm một bước thì sẽ giảm được rất nhiều TTHC mà người dân bây giờ đang sử dụng. Đơn cử nếu thực hiện mã số định danh cá nhân, người dân không phải mỗi lần chuyển nhà ở lại phải đi làm thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú, cơ quan nhà nước ở các đơn vị quản lý khác cũng rất dễ dàng thực hiện pháp luật quyền và nghĩa vụ
trong các giao dịch dân sự (kinh tế, quản lý). Mỗi khi công dân thực hiện quyền tự do cư trú của mình đến nơi mới chỉ cần đưa thẻ căn cước, trình báo với cơ quan QLHC nhà nước như cơ quan công an (mã số định danh cá nhân chính là số thẻ căn cước) thì cơ quan công an chỉ cần nhập mã số định danh cá nhân vào hệ thống dữ liệu dân cư quốc gia thì toàn bộ nhân thân, quá trình sinh sống, đi lại cư trú của công dân đó đều được nắm bắt đầy đủ. Công dân cần làm các thủ tục khác như : đăng ký chuyển hộ khẩu thường trú, thủ tục tạm trú, đăng ký kinh doanh…có mã số định danh như đã nêu trên thì đã góp phần giảm thiểu tối đa các TTHC, thời gian, tiền bạc của người dân và giảm thiểu cán bộ thực hiện pháp luật về cư trú trong bộ máy Nhà nước. Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Hùng đăng ký hộ khẩu thường trú tại số 39 Nguyễn Lương Bằng – quận Kiến An – thành phố Hải Phòng thuê nhà tại số 19 Cầu Đất – quận Ngô Quyền – thành phố Hải Phòng chỉ cần đến công an phường Cầu Đất đưa thẻ căn cước (số thẻ căn cước là mã định danh cá nhân), cán bộ tiếp nhận chỉ cần nhập số thẻ vào máy dữ liệu quốc gia về dân cư là đã hoàn thành cả 1 quá trình khai báo lưu trú, tạm trú và thường trú trong thời gian 60 giây.
Hai là, trên lĩnh vực tạm trú, lưu trú
Trước đây, tại địa bàn 13 phường, mỗi tỏ dân phố đều có điểm khai báo tạm trú nhưng qua công tác khảo sát thực tế, các điểm khai báo tạm trú gần như không còn hoạt động; có chỗ, có nơi còn hoạt động nhưng không phát huy hiệu quả đối với công tác khai báo tạm trú, lưu trú. Nguyên nhân những điểm trên thường là nhà riêng của người dân trên địa bàn. Nay trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, các nhà mặt ngõ, mặt phố đều được các chủ hộ gia đình cho thuê làm nơi kinh doanh , buôn bán, do vậy người làm công tác thực hiện pháp luật cư trú thường phải kê bàn ghế ra ngoài vỉa hè hoặc ngõ để làm việc; do vậy cán bộ thường làm cho qua loa, đối phó. Một trong những nguyên nhân khác là người dân thiếu ý thức trong việc thực hiện pháp luật về
cư trú vì khai báo tạm trú, lưu trú cũng không mang lại lợi ích trước mắt cho người dân. Việc đôn đốc, xử lý trong công tác khai báo còn mang nặng tính hình thức, chỉ nhắc nhở động viên mà không sử dụng biện pháp mạnh theo quy định của pháp luật là xử phạt hành chính.
Theo đề xuất của cá nhân tác giả: việc khai báo tạm trú, lưu trú có thể thực hiện dưới các hình thức : gặp trực tiếp cán bộ làm công tác lưu trú ( tổ trưởng, tổ phó các tổ dân phố, bảo vệ dân phố, dân quân… tùy theo từng địa phương bố trí cán bộ trực khai báo lưu trú ). Gọi điện thoại, hoặc gửi tin nhắn qua email, zalo…với mục đích cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân của người cần khai báo. Các cán bộ làm công tác quản lý lưu trú có thể thành lập các nhóm zalo chát từ cấp cơ sở đến quận để cập nhật các thông tin lưu trú, đây là một hình thức mang lại hiệu quả cao không chỉ trong công tác thực hiện pháp luật cư trú mà còn đối với việc đảm bảo tình hình ANCT và TTXH trên địa bàn.
Ba là, nâng cao năng lực và trách nhiệm của cơ quan QLHC nhà nước.
Trong những năm qua công an quận Ngô Quyền đã thực hiện tốt chủ để “ Đoàn kết, kiên cường, kỷ cương, hiệu quả” do giám đốc công an thành phố chỉ đạo, Công an quận đã tập trung chỉ đạo thực hiện toàn diện có hiệu quả các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ công tác trọng tâm đã đề ra, nổi bật là: đã làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, CQĐP lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhà nước, chính phủ liên quan đến công tác bảo vệ ANTT đặc biệt là công tác thực hiện pháp luật về cư trú ở địa phương. Công an, quân đội đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, các đoàn thể triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT tại địa bàn quận, bảo vệ an toàn các ngày lễ, các ngày tết, ngày truyền thống của lực lượng CAND, đón và bảo vệ an toàn các đoàn khách quốc tế, các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đến thăm và làm việc trên địa bàn quận.
Các mặt công tác chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản được triển khai toàn diện, trong đó công tác phòng ngừa tội phạm được coi trọng đạt hiệu quả cao.Công tác phòng ngừa được tập trung vào công tác khai báo lưu trú, tạm trú, rà soát tất cả những trường hợp đến làm việc trên địa bàn. Trên những thông tin thu thập được công an quận đánh giá xác định những công dân có nhân thân không rõ ràng đều được xác minh nóng ( qua điện thoại) gửi phiếu yêu cầu xác minh, đối với những công dân có tiền án, tiền sự, cơ quan công an quận Ngô Quyền đã chỉ đạo công an các phường chủ động nắm chắc các diễn biến, di biến động của số đối tượng trên, chủ động có phương án ngăn chặn có hiệu quả nếu số đối tượng nếu trên có hành vi, vi phạm pháp luật. Tình hình ANTT trong những năm qua ổn định, toàn quận không có một điểm nào phát sinh thành điểm nóng về vi phạm pháp luật. TTATXH trên toàn quận có nhiều chuyển biến rõ rệt, cơ quan công an tiếp tục kiềm chế hoạt động của tội phạm, số vụ phạm pháp hình sự giảm so với các năm trước, các tình trạng như cướp, cướp giật cưỡng đoạt tài sản gần như không xảy ra. Các tụ điểm tuyến địa bàn phức tạp về TTXH đã được tập trung giải quyết triệt để.Công tác phát động toàn dân bảo vệ ANTQ đã được đẩy mạnh lồng ghép với công tác tuyên truyền pháp luật tại cơ sở. Công tác quản lý nhà nước về ANTT được tăng cường với nhiều nội dung biện pháp, cách làm mới, mang lại hiệu quả cao. Công tác kiểm tra xử lý vi phạm về TTATGT, trật tự công cộng, khai báo lưu trú và các công tác khác như công tác cải cách hành chính luôn được theo dõi chặt chẽ. Việc lãnh đạo chỉ huy đơn vị thường xuyên kiểm tra đôn đốc bộ phận tiếp dân tại khu vực một cửa đã được đặt lên hàng đầu, do vậy cán bộ chiến sỹ làm công tác tiếp dân trong việc thực hiện pháp luật tại cơ sở như đăng ký thường trú, tạm trú luôn là bộ phận nòng cốt đảm bảo hiệu quả cao trong công tác quản lý này.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở đánh giá, dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, dân cư; tác giả định hướng công tác thực hiện pháp luật về cư trú trên địa bàn