Yếu tố quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về cư trú tại quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 41 - 43)

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về cƣ trú

1.3.5. Yếu tố quốc tế

Công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, tạo điều kiện cho nước ta mở của hội nhập sâu sộng với cộng đồng quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang nổ lực hội nhập sâu rộng vào cộng đồng Quốc tế, do đó sẻ gia tăng người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để du lịch, công tác, đầu tư làm ăn ... tại Việt Nam. Để thu hút đầu tư, tạo công ăn, việc làm, phát triển kinh tế - xã hội, Việt nam phải có các chính sách đổi mới, thuận tiện cho người nước ngoài đến Việt Nam trong đó có các quy định của pháp luật về cư trú. Khi các quy định của pháp luật nói chung và các quy định của pháp luật về cư trú nói riêng tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, phù hợp với thông lệ, quy định của luật quốc tế, sẻ tạo được sự tin tưởng của các nước khi hội nhập, đầu tự, du lịch vào Việt nam.[3]

Để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về cứ trú trong quá trình hội nhập, đòi hỏi chúng ta phải có các điều chỉnh các quy định của pháp luật về cư trú, có các chính sách phù hợp để thu hút đầu tư, khách du lịch vào Việt Nam. Cần tăng cương giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý cư trú của công dân với với các quốc gia trên thế giới để học hỏi các kinh nghiệm của các nước trên thế giới và áp dụng vào Việt Nam. Ứng dụng mạnh mẻ công nghệ thông tin, tạo bước đột phá trong quá trình tiếp nhận, đăng ký, quản lý cư trú đối với công dân và hoàn thiện chất lượng văn bản pháp luật về cư trú phù hợp với yêu cầu thực tiễn quản lý củng như phù hợp với xu thế hội nhập.

Tiểu kết chƣơng 1

Cư trú là một quyền hiến định của công dân, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng, lưu trú là quyền, đồng thời là nghĩa vụ của của công dân. Quản lý nhà nước về cư trú là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền nhằm bảo đảm an ninh cho công dân, nhà nước, xã hội, được pháp luật quy định. Pháp luật về cư trú là một chế định thuộc ngành Luật Hành chính, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về cư trú. Pháp luật về cư trú chỉ có ý nghĩa đích thực khi được thực hiện. Thực hiện pháp luật về cư trú thực chất là biến các quy định của pháp luật về cư trú thành các hoạt động của các chủ thể pháp luật về cư trú, bao gồm các hình thức: tuân thủ, thi hành và áp dụng. Thực hiện pháp luật về cư trú chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, pháp luật.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƢ TRÚ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về cư trú tại quận ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)