hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
Mục tiêu của ứng dụng công nghệ thông tin trong hành chính Nhà nước là tạo ra một phương thức vận hành thông suốt, hiệu quả của bộ máy công quyền, thông qua việc sử dụng các hệ thống thông tin điện tử. Do vậy, các ứng dụng công nghệ thông tin phải được thiết lập trên cơ sở “đơn đặt hàng” của bộ máy hành chính Nhà nước và nhờ tính năng đặc biệt của công nghệ mà những mục tiêu thiết lập một bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả, năng động và chất lượng sẽ được thực hiện. Chính cải cách hành chính là chủ thể đưa ra mục tiêu, yêu cầu cho việc thiết lập các hệ thống công nghệ thông tin.
Mức độ cải cách sẽ quyết định quy mô, phạm vi ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước nói chung.
Một cách nhìn khác, chính ứng dụng công nghệ thông tin sẽ là một trong các giải pháp nhằm đạt mục tiêu của cải cách hành chính. Vì cải cách hành chính là nhằm đem đến tính hiệu quả, chất lượng trong cách thức hoạt động, điều hành của bộ máy hành chính Nhà nước và làm cho nền hành chính có khả năng kiểm soát lãng phí, thất thoát và tham nhũng. Điều đó đòi hỏi các hoạt động phải có quy trình hóa, phải rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, về các hoạt động và các mối quan hệ. Qua đó sẽ tạo được yếu tố “công khai, minh bạch” trong nền hành chính. Quá trình thiết lập các hệ thống công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính Nhà nước phải xuất phát từ quá trình thiết lập trật tự các quy trình, các cơ chế và các mối quan hệ giữa hệ thống các chức năng, mối quan hệ giữa các cơ quan và chính quyền các cấp.
Có thể nói, CNTT có vai trò hết sức quan trọng trong việc cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng một nền hành chính công hiện đại, tiện ích, kết nối thông suốt các văn bản, dữ liệu điện tử và lấy người dân làm trung tâm phục vụ hướng đến Chính phủ hiện đại mà ngày nay gọi là Chính phủ điện tử.
1.2.3.1. Xây dựng chính sách, văn bản pháp luật
Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật để điều chỉnh các giao dịch, dịch vụ điện tử. Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu điện tử; chữ ký điện tử, giao dịch điện tử và bảo vệ bí mật thông tin cá nhân.
Hoạch định chính sách, chiến lược xây dựng và phát triển ứng dụng CNTT. Xây dựng, lựa chọn các chương trình ưu tiên để đầu tư và sử dụng nguồn lực tối ưu nhất. Ban hành văn bản pháp luật cần thiết để tiến hành triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát quá trình triển khai thực hiện, định hướng phát triển giai đoạn tiếp theo.
1.2.3.2. Xây dựng tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin
Kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã, bố trí đủ nguồn nhân lực phục vụ công việc, bố trí cán bộ phụ trách CNTT ở mỗi đơn vị.
Trang bị kiến thức về CNTT, kỹ năng sử dụng thiết bị CNTT cho cán bộ lãnh đạo quản lý và cho người sử dụng, đào tạo đội ngũ những người chuyên về CNTT để đảm bảo việc phát triển và ứng dụng CNTT được ổn định và nâng cấp thường xuyên. Đây là nội dung rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của việc ứng dụng CNTT.
Xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, trình độ ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức, viên chức.
1.2.3.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin
Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.
Cơ sở hạ tầng thông tin là thành phần cơ bản nhất hỗ trợ cho các hoạt động ứng dụng CNTT trên môi trường mạng an toàn, hiệu quả.
Tùy theo điều kiện tài chính của cơ quan, đơn vị, nhu cầu ứng dụng CNTT mà xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin phù hợp:
- Xây dựng hạ tầng CNTT bao gồm phần cứng, phần mềm máy tính, mạng, thiết bị, an toàn thông tin, cơ sở vật chất để triển khai các ứng dụng CNTT.
- Xây dựng thiết bị phần cứng, phần mềm cho người dùng cuối, gồm máy tính cá nhân, máy tính xách tay và thiết bị hỗ trợ cá nhân.
mạng cục bộ (L N), mạng riêng ảo (VPN), kết nối Internet.
- Xây dựng trung tâm dữ liệu, phòng máy chủ, gồm các máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị lưu trữ, cáp mạng, nguồn điện, thiết bị làm mát, quản lý (môi trường, an ninh, vận hành).
- Xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ và đáp ứng nhu cầu của người dân. Đó là cơ sở dữ liệu dùng chung trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ sở dữ liệu chuyên ngành đảm bảo thông tin phục vụ cho hoạt động chuyên ngành từng cấp, từng đơn vị, thông tin dữ liệu cung ứng cho người dân, doanh nghiệp và thông tin phản hồi của người dân…. Các loại cơ sở dữ liệu phải được phân tích, đánh giá, xây dựng lộ trình, tích hợp chung, chia sẻ thông tin trên cơ sở phân cấp quản lý, phân công chức năng nhiệm vụ tại mỗi vị trí khác nhau.
- Xây dựng cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin về TTHC, các hồ sơ, biểu mẫu cần phải thực hiện, tương tác trực tuyến để giải quyết các TTHC qua mạng, trong quan hệ giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ chức về các dịch vụ: đấu thầu, tư vấn, mua sắm hàng hóa, …
1.2.3.4. Đảm bảo nguồn tài chính phục vụ ứng dụng CNTT
Chi phí đầu tư cho việc ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị cần sử dụng kinh phí lớn, gồm kinh phí đào tạo nhân sự, đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở dữ liệu… Do đó, phải tranh thủ nhiều nguồn vốn Trung ương, địa phương, xã hội hoá, hợp tác công tư, có phân kỳ đầu tư cho từng giai đoạn phù hợp.
1.2.3.5. Tổ chức triển khai thực hiện đến người sử dụng thủ tục hành chính
Tuyên truyền, phổ biến đến người dân, các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện các TTHC để giải quyết công việc.
Thực hiện các giải pháp hỗ trợ đến người dùng như cử cán bộ hướng dẫn đơn vị sử dụng các phần mềm, hỗ trợ cài đặt…
Trong xu thế phát triển hiện nay, khi có được những nội dung cơ bản nêu trên, ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước các cấp nói chung, trong thực hiện TTHC nói riêng sẽ bắt đầu vào việc cung cấp thông tin cần thiết trên nhiều lĩnh vực cho nhân dân, doanh nghiệp, công chức; hướng tới việc các cơ quan quản lý giảm phiền hà trong TTHC để phục vụ nhân dân một cách tốt hơn.