Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND quận 8, thành phố hồ chí minh (Trang 37)

tục hành chính tại UBND một số quận, huyện trên địa bàn TPHCM

Ứng dụng CNTT trong cải cách TTHC tại UBND Quận 1, TPHCM

Quận 1 là một quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh nằm giữa sáu quận nội thành: phía Bắc tiếp giáp với Quận Bình Thạnh - Quận Phú Nhuận; phía Đông giáp Quận 2; phía Tây giáp Quận 5; phía Nam giáp Quận 4. Từ ngày hình thành cho đến nay, Quận 1 luôn luôn giữ được vị trí là trung tâm hành chính, văn hóa, dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư và sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh.

Tính đến năm 2017, UBND Quận 1 đã thực hiện cung ứng 10 loại dịch vụ công trực tuyến, chia thành 02 nhóm như sau:

- Các dịch vụ hành chính công trực tuyến gồm Dịch vụ công trực tuyến Đăng ký kinh doanh qua mạng mức độ 4 được đưa vào vận hành từ năm 2006; Dịch vụ công trực tuyến Trích lục bản sao giấy tờ hộ tịch mức độ 4; Dịch vụ công trực tuyến Cấp phép xây dựng mức độ 4; Dịch vụ Tra cứu Thông tin quy hoạch trên địa bàn Quận 1; Dịch vụ cấp Giấy Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mức độ 3; Dịch vụ hành chính công trực tuyến đối Báo cáo Khai trình lao động mức độ 3.

- Các dịch vụ công tiện ích gồm: Dịch vụ Kênh tương tác tiếp nhận và phản hồi phản ảnh của người dân trực tuyến (năm 2015); Dịch vụ Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến; Dịch vụ tin nhắn SMS lấy số thứ tự giải quyết hồ sơ hành chính và nhận thông báo trả kết quả giải quyết hồ sơ hành chính (năm 2011).

Bên cạnh đó, Trang thông tin điện tử Quận 1 phiên bản mới chạy trên các thiết bị di động cũng đồng thời đưa các dịch vụ công phục vụ người dân sử dụng ngay trên thiết bị thông minh như “điện thoại, máy tính bảng”. UBND Quận 1 đang vận hành, sử dụng Cổng thông tin Văn phòng điện tử quản lý 100% văn bản và các chỉ đạo được thực hiện luân chuyển qua phần mềm. Nâng cấp Văn phòng điện tử Mobile tăng tính linh hoạt và chủ động thời gian, xử lý kịp thời đối với lãnh đạo khi không thể thường xuyên ngồi trên máy tính.

Tuy nhiên, thực tế, số lượng người dân tin dùng các dịch vụ hành chính công trực tuyến vẫn còn khá thấp. Cụ thể đối với lĩnh vực lao động tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 23,13%, hồ sơ trực tuyến thuộc lĩnh vực kinh tế đạt 29,2% và hồ sơ trực tuyến thuộc lĩnh vực hộ tịch đạt 4,6%. UBND Quận 1 tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến. Ngoài việc tổ chức Họp báo; UBND Quận 1 đã xây dựng và đưa vào trình chiếu các video clip tuyên truyền, hướng dẫn thao tác đăng ký sử dụng dịch vụ công trực tuyến, trình chiếu tại các Bộ phận Một cửa, Trang thông tin điện tử.

Ứng dụng CNTT trong cải cách TTHC tại UBND Quận Tân Bình, TPHCM

Tân Bình là một quận nội thành nằm ở Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp quận Gò Vấp và quận 12, phía Tây giáp quận Tân Phú, ranh giới là đường Trường Chinh và Âu Cơ, phía Đông giáp quận Phú Nhuận, quận 3 và quận 10, phía Nam giáp quận 11. Quận Tân Bình có 2 cửa ngõ giao

thông quan trọng của cả nước; Cụm cảng hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (diện tích 7,44 km2

) và quốc lộ 22 về hướng Tây Ninh, Campuchia. Ủy ban nhân dân quận đã triển khai một số chương trình phần mềm hỗ trợ cải cách hành chính trong công tác quản lý Nhà nước; chú trọng lĩnh vực giải quyết thủ tục, hồ sơ hành chính cho người dân và doanh nghiệp như: Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, phần mềm tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ một cửa, phần mềm liên thông cung cấp và cập nhật xác minh hồ sơ xây dựng, phần mềm hộ tịch và chương trình quản lý cán bộ, công chức, viên chức… Thực hiện phần mềm ứng dụng quy trình liên thông giữa Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, Phòng Kinh tế, Phòng Văn hóa Thông tin, Phòng Y tế, Phòng Tài Nguyên - Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai Thành phố chi nhánh quận Tân Bình với Chi cục Thuế quận trong việc cấp mã số thuế khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể và giải quyết các hồ sơ liên quan đến nhà đất.

Phát hành 5000 tờ gấp hướng dẫn quy trình nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3 tại Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ đến người dân trên địa bàn quận. UBND quận chỉ đạo Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả quận và Uỷ ban nhân dân 15 phường thành lập Tổ tư vấn dịch vụ công trực tuyến tại đơn vị nhằm giúp bà con hiểu và thực hành về dịch vụ công trực tuyến tại nơi cư trú. Đến năm 2017, UBND quận đã triển khai áp dụng mô hình dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với 03 lĩnh vực: Quản lý đô thị, Thành lập và phát triển doanh nghiệp, lĩnh vực Hộ tịch.

Tuy nhiên, số hồ sơ tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 chỉ đạt 0,75% so với tổng số hồ sơ đã tiếp nhận trong năm 2017.

Ứng dụng CNTT trong cải cách TTHC tại UBND Quận Bình Tân, TPHCM

Quận Bình Tân là quận nội thành của TPHCM, được hình thành trên cơ sở tách 3 xã Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh theo Nghị định 130/2003/NĐ-CP của Chính phủ

ngày 05/11/2003. Địa giới hành chính quận: phía Đông giáp quận Tân Phú và quận 6, phía Tây giáp huyện Bình Chánh, phía Nam giáp quận 8 và huyện Bình Chánh, phía Bắc giáp quận 12 và huyện Hóc Môn.

Đến năm 2017, UBND Quận đã ứng dụng chữ ký số để phát hành các văn bản (trừ tờ trình, quyết định, văn bản mật) có chữ ký của Thường trực UBND Quận trên hệ thống phần mềm Quản lý hồ sơ công việc. Đưa vào vận hành 06 phần mềm phục vụ công tác chuyên môn và chỉ đạo điều hành của Thường trực UBND Quận gồm nâng cấp hệ thống phần mềm mã nguồn mở lên dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 thuộc các lĩnh vực Kinh tế, Y tế, Lao động; phần mềm Đánh giá cán bộ công chức trên Kiosk thông tin trng các lĩnh vực Kinh tế, Y tế, Lao động, Xây dựng; phần mềm Thông tin hướng dẫn đăng lý thủ tục hành chính qua màn hình Touch screen; tích hợp Phần mềm tiến nhận hồ sơ một cửa trong các lĩnh vực Kinh tế, Y tế, Lao động, Xây dựng; phần mềm nhắn tin SMS cho các phần mềm Quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành, phần mềm Khiến nại tố cáo; xây dựng và triển khai Trang thông tin tổng hợp tình trạng của tất cả các loại hồ sơ.

Hiện nay, UBND Quận triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với 46 thủ tục thuộc 06 lĩnh vực Kinh tế, Y tế, Lao động, Xây dựng, Hộ tịch, Môi trường và 13 thủ tục thuộc lĩnh vực Xây dựng, Lao động lêm mức độ 4. Đã áp dụng thực hiện 57 TTHC thực hiện ISO điện tử và đang tiếp tục biết phầm mềm ISO điện tử cho 117 thủ tục.

Từ ngày 01/10/2016 đến ngày 03/11/2017, tỷ lệ cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện dịch vụ công trực tuyến là 5.353/27.791 hồ sơ, đạt tỷ lệ 19,26%.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chúng ta vừa tìm hiểu các vấn đề mang tính lý luận về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và cải cách thủ tục hành chính, chính phủ điện tử. Nội dung chương 1 giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về những vấn đề nêu trên, là cơ sở để nghiên cứu những vấn đề thực tiễn.

Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề mang tính lý luận trên, chương 2 sẽ phân tích thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đánh giá tính hiệu quả của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban Nhân dân Quận 8.

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát về UBND Quận 8

2.1.1. Khái quát chung về Quận 8

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quận 8 thuộc khu vực nội thành và nằm ở phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh:

- Phía Đông giáp quận 4, quận 7.

- Phía Tây giáp quận Bình Tân và huyện Bình Chánh. - Phía Nam giáp huyện Bình Chánh.

- Phía Bắc giáp quận 5, quận 6.

Quận có diện tích tự nhiên 1.917,49 ha, dân số 423.129 người, gồm 16 đơn vị hành chính cấp phường. Toàn bộ diện tích Quận 8 là đồng bằng có địa hình thấp với cao độ trung bình so với mặt nước biển là 1,2m trong đó thấp nhất là 0,3m (phường 7) và cao nhất là 2,0 m (phường 2), với chu vi khoảng 32 km.

Quận 8 nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu đô thị cũ (quận 5 và quận 6) và khu đô thị mới Nam Thành phố, nên chịu tác động của sự phát triển đô thị hóa cao, có hệ thống giao thông khá phát triển ngày càng được cải thiện với một số tuyến chính nối từ trung tâm thành phố qua quận 8 đến khu đô thị Nam Sài Gòn: Đại lộ Đông Tây, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, đường Phạm Thế Hiển, đường Tạ Quang Bửu, đường n Dương Vương,...; do đó, Quận 8 hội đủ các nhân tố cần thiết cho ngành thương mại, dịch vụ phát triển (ngành trọng điểm phát triển trên địa bàn trong những năm qua) một cách toàn diện. Ngoài ra với

vị trí thuận lợi, Quận 8 còn có tiềm năng để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài cho phát triển: công nghiệp và xây dựng phát triển đô thị.

Cùng với sự phát triển của hệ thống hạ tầng là các dự án cải thiện môi trường nước, các dự án bồi thường hỗ trợ, tái định cư nhà ở ven sông, các dự án công viên cây xanh dọc sông, kênh… đến nay Quận 8 dần thoát khỏi tình trạng “vùng nước đen” của khu vực.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chính quyền Cách mạng tổ chức lại các cơ sở hành chính trên địa bàn Thành phố. Các quận, huyện cũng có sự thay đổi, trong đó Quận 7 và Quận 8 cũ được hợp thành Quận 8 với 22 phường mới, tên gọi theo số, từ số 1 đến số 22.

Đến ngày 17-7-1986, thực hiện quyết định số 8-HĐBT, các phường của Quận 8 được điều chỉnh lại như sau:

- Sát nhập một phần phường 3 cũ với một phần phường 2 cũ thành phường 3 mới.

- Sát nhập phần còn lại của phường 7 cũ với phường 8 cũ thành phường 5 mới.

- Đổi tên các phường 9 cũ thành phường 6 mới, phường 22 cũ thành phường 7 mới, phường 10 cũ thành phường 8 mới.

- Sát nhập một phần phường 12 cũ với phường 11 cũ thành phường 9 mới.

- Sát nhập phần còn lại của phường 12 cũ với phường 13 cũ thành phường 10 mới.

- Sát nhập một phần phường 15 cũ, một phần phường 16 cũ với phường 14 thành phường 11 mới.

- Sát nhập phần còn lại của phường 19 cũ với phường 20 cũ thành phường 15 mới.

- Đổi tên phường 21 cũ thành phường 16 mới.

Sau khi điều chỉnh, năm 1986 Quận 8 còn lại 16 phường, gọi tên từ số 1 đến số 16 và sự điều chỉnh ấy kéo dài tới ngày nay.

Như vậy, địa danh Quận 8 chỉ mới xuất hiện các đây gần nửa thế kỷ, nhưng địa bàn của Quận 8 ngày nay đã có cách đây trên 300 năm cùng với lịch sử vùng đất Gia Định lúc bấy giờ.

2.1.1.2. Đặc điểm dân cư

Các tầng lớp dân cư ở Quận 8 xuất thân từ nhiều nguồn gốc, thành phần đa dạng khác nhau, nhưng chủ yếu là người lao động nghèo. Với vị trí vùng đệm, người dân từ các vùng địa phương khác đã tập trung về đây. Mặc khác do điều kiện tự nhiên, cơ cấu kinh tế, tốc độ đô thị hóa và vấn đề phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn đã tác động đến việc gia tăng dân số trong những năm gần đây.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của UBND Quận 8

Ủy ban Nhân dân Quận 8 hoạt động theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, thường trực Ủy ban Nhân dân Quận 8 gồm 01 Chủ tịch và 04 Phó Chủ tịch phụ trách các lĩnh vực công tác khác nhau (đô thị - nhà đất, đô thị - môi trường, văn hóa - xã hội và kinh tế, quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ). Các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban Nhân dân được quy định tổ chức theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND Quận 8

(Nguồn: http://www.quan8.hochiminhcity.gov.vn/)

2.2. Công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND Quận 8

Công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng tại UBND Quận 8 trong thời gian qua luôn được quan tâm, đầu tư

Thực hiện công khai Bộ thủ tục hành chính theo Đề án 30 của quận và các văn bản thực thi theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả quận; 100% thủ tục hành chính áp dụng tại quận được công khai trên cổng thông tin điện tử, niêm yết tại trụ sở và màn hình tra cứu tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban Nhân dân quận, niêm yết đúng theo quy định Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính.

Ủy ban Nhân dân quận chỉ đạo các bộ phận tập trung giải quyết hồ sơ ngay khi tiếp nhận, trả kết quả đúng và sớm thời hạn nhằm tạo sự hài lòng của người dân khi đến thực hiện các thủ tục hành chính. Số lượng hồ sơ đúng hạn hàng năm đều đạt tỷ lệ trên 99%. Đồng thời, thực hiện thư xin lỗi gửi người dân đối với các hồ sơ trễ hạn.

Cơ chế một cửa tiếp tục được triển khai đồng bộ, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng thực hiện để giải quyết tốt công việc của tổ chức và công dân. Ủy ban Nhân dân quận đã áp dụng cơ chế một cửa trong giải quyết các thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức và tổ chức trên địa bàn quận theo thẩm quyền quy định. Hầu hết các lĩnh vực áp dụng cơ chế một cửa đều có hướng dẫn chi tiết, toàn bộ quy trình, thủ tục, thời hạn giải quyết công việc của người dân và tổ chức, niêm yết công khai tại bảng hướng dẫn và trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị.

Cơ chế một cửa liên thông được thực hiện ở các thủ tục hành chính như: cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (cấp lần đầu), nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn,…. tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của quận trong giải quyết các thủ tục hành chính của cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trên địa bàn quận theo thẩm quyền quy định.

Dựa trên các kết quả đạt được trong việc đơn giản hóa thủ tục hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính tại UBND quận 8, thành phố hồ chí minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)