Kinh nghiệm xác định vị trí việc làm tại một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định vị trí việc làm tại các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 37 - 45)

1.1 .Những vấn đề chung về vị trí việc làm

1.4. Kinh nghiệm xác định vị trí việc làm tại một số quốc gia trên thế giới

thế giới

1.4.1. Kinh nghiệm xác định vị trí việc làm tại một số quốc gia trên thế giới thế giới

1.4.1.1. Kinh nghiệm xác định vị trí việc làm tại Pháp

được tiến hành đồng thời từ phía Chính phủ, các bộ và địa phương. Kết quả là đã xây dựng và ban hành được Niên giám thống kê vị trí việc làm liên bộ, Niên giám thống kê vị trí việc làm trong nền công vụ địa phương và Niên giám thống kê vị trí việc làm của các bộ. Trong đó, Niên giám thống kê vị trí việc làm địa phương được xây dựng như sau:

Cách soạn thảo Niên giám vị trí việc làm trong nền công vụ địa phương tại Pháp được tiến hành theo phương pháp “từ dưới lên trên”, nghĩa là thống kê vị trí việc làm đã được tồn tại trong thực tế để quyết định có thừa nhận vị trí việc làm đó hay không (đối với việc xây dựng Niên giám thống kê vị trí việc làm liên bộ thì lại làm theo cách “từ trên xuống dưới”, nghĩa là phải thống kê chức năng, nhiệm vụ của nhà nước để từ đó xác định vị trí việc làm nào cần có vị trí việc làm để duy trì việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước).

Về phương pháp xác định (xây dựng vị trí việc làm trong nền công vụ địa phương) mỗi một vị trí việc làm sẽ được miêu tả bằng các hoạt động chính của vị trí đó, hoạt động đó được đánh giá bằng mức độ thành thạo công việc. Các năng lực được đánh giá “tốt hoặc chưa tốt” sẽ là cơ sở thiết kế nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đối với công chức sau khi được tuyển dụng..[20]

1.4.1.2. Kinh nghiệm xác định vị trí việc làm tại Vương quốc Anh và Hoa Kỳ

Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đều là các quốc gia áp dụng chế độ vị trí việc làm trong quản lý, sử dụng công chức. Cơ sở quan trọng nhất để áp dụng vị trí việc làm là chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và ngân sách phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó. Thông qua phân tích công việc, mỗi cơ quan, tổ chức sẽ xây dựng “chân dung công việc”, theo đó xác định đúng, đủ số lượng, chất lượng người cần tuyển để thực hiện tuyển dụng. Như vậy, trách nhiệm chính trong xác định vị trí việc làm thuộc về mỗi cơ quan, tổ chức cụ thể.

Đặc biệt, tại các quốc gia này, cơ quan quản lý công chức liên bang xây dựng một khung chung về năng lực cho vị trí việc làm. Nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức có sự thay đổi, theo đó ngân sách cấp cho hoạt động cũng thay đổi, vì vậy vị trí việc làm cũng không phải bất biến mà trái lại, nó là yếu tố động để người đứng đầu cơ quan, tổ chức có điều kiện tổ chức tốt nhất nhân lực do mình quản lý để thực hiện nhiệm vụ (sử dụng nhân lực mềm dẻo). Xác định vị trí việc làm là sự khẳng định địa vị pháp lý của công chức theo hệ thống việc làm trong bộ máy hành chính. Có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc xác định vị trí việc làm (sự thay đổi nhiệm vụ, mức độ ổn định của ngân sách....). Cơ quan xác định vị trí việc làm chính là các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng và trả lương cho công chức.

Phương pháp chính được sử dụng để xác định vị trí việc làm là phân tích tổ chức và phân tích công việc, với nhiều bước cụ thể: liệt kê các hoạt động cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, xác định các yêu cầu về chất lượng chuyên môn của các hoạt động (độ phức tạp, các kỹ năng thao tác), xác định yêu cầu về năng lực của người thực hiện, xác định số lượng người đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ, mức chi trả cho hoạt động thực hiện v.v...

1.4.1.3. Kinh nghiệm xác định vị trí việc làm tại Hàn Quốc

Trong quá trình xác định vị trí việc làm thì Hàn Quốc chủ yếu dựa trên hệ thống ngạch, có bổ sung một số đặc điểm của hệ thống phân loại theo vị trí việc làm (quản lý theo các vị trí việc làm). Xác định vị trí việc làm theo họ ngành nghề và các nhóm, cũng như theo quy trình hành chính như tuyển dụng, tổ chức thi và các biện pháp luân chuyển công chức mang đậm màu sắc của hệ thống phân loại theo vị trí việc làm hơn so với trước kia. Hệ thống phân loại vị trí việc làm ở Hàn Quốc là một hệ thống mà trong đó các vị trí việc làm được xác định và sắp xếp theo các họ ngành nghề và các nhóm công việc về loại hình, mức độ khó của công việc và các trách nhiệm. Nói cách

khác, đó là hệ thống phân loại công vụ theo định hướng công việc.

Các thành phần trong hệ thống phân loại vị trí việc làm được mô tả tóm tắt như sau:

- Vị trí việc làm (Position): khái niệm này đề cập đến một công việc và các trách nhiệm mà công chức phải đảm nhiệm. Nói cách khác, đó là nội dung công việc mà công chức phải thực hiện.

- Lớp việc làm (Class): là một nhóm các vị trí được tuyển dụng và trả lương giống nhau vì các vị trí việc làm này có bản chất, mức độ khó và trách nhiệm tương tự nhau. Theo đó, số lượng lớp việc làm ít hơn so với vị trí việc làm.

- Họ việc làm (Series) và “các việc làm cùng loại” là thuật ngữ dùng để mô tả một nhóm các cột lớp việc làm với các loại công việc giống nhau, nhưng khác nhau về mức độ khó và trách nhiệm. “Các việc làm cùng loại” là thuật ngữ chỉ một nhóm các việc làm với các công việc giống nhau nội trong một họ. Loại họ việc làm này gồm những công việc mang tính chuyên môn hóa cao nhưng không phát triển lên tiếp được (như phòng Hành chính, văn thư, kiểm toán).

- Nhóm việc làm (Occupational group): thuật ngữ này đề cập đến một tập hợp các công việc có bản chất giống nhau. Họ hành chính, họ văn phòng và họ kiểm toán có thể cùng thuộc trong nhóm việc làm.

- Bậc (Grade): là khái niệm để chỉ tất cả các vị trí có cùng mức lương vì công việc có cùng độ khó và cùng loại trách nhiệm dù cho loại công việc có thể khác nhau. Bậc biểu thị một mặt bằng lớp việc làm có độ khó và trách nhiệm tương tự như đối với các công việc khác nhau).

Quy trình và phương pháp xác định vị trí việc làm ở Hàn Quốc

Bước 1: Hoàn thiện các cơ sở để xác định vị trí việc làm bao gồm: xây dựng căn cứ pháp lý, lựa chọn các cơ quan phụ trách xác định vị trí việc làm,

tập hợp các chuyên gia xác định vị trí việc làm, dự thảo các chương trình và phạm vi phân định vị trí việc làm

Bước 2: Quy trình thu thập các tài liệu cụ thể, tiến hành xây dựng các bảng mô tả vị trí việc làm, gồm: tài liệu quy định bản chất, thẩm quyền và trách nhiệm, trình độ đối với mỗi công việc. Trước khi người phụ trách công việc viết lên bản mô tả công việc, thủ trưởng cơ quan và người theo dõi, giám sát công việc đó xác đinh, định hướng, đánh giá và điều chỉnh, tiếp đó trao lại các tài liệu góp ý trên cho một ủy ban đặc trách.

Bước 3: Sau khi xây dựng được một bản mô tả vị trí việc làm chuẩn xác, tiến hành các khâu phân tích công việc và đánh giá công việc. Phân tích công việc là khâu triển khai theo chiều dọc, phân tích và kết nối các họ công việc với nhau thành một nhóm nghề nghiệp. Đánh giá công việc là khâu triển khai theo chiều ngang, định ra bậc trên cơ sở tầm quan trọng và giá trị của mỗi vị trí việc làm. Các phương pháp phân tích công việc bao gồm xếp hạng, phương pháp phân nhóm, phương pháp điểm và phương pháp so sánh yếu tố.

Bước 4: Xây dựng một danh mục các lớp việc làm sau khi đã xác định được lớp việc làm, họ việc làm và bậc thông qua khâu phân tích công việc và đánh giá công việc. Danh mục các lớp việc làm là nền tảng triển khai hệ thống xác định vị trí việc làm thành công. Trong danh mục nêu rõ chức danh, tóm tắt về lớp công việc và đưa ra ví dụ về một công việc điển hình. Sau khi lập được bản danh sách các lớp việc làm, sẽ xác định danh sách phân bổ để chỉ rõ từng vị trí việc làm cụ thể để xác định họ thuộc công việc nào và các ngạch nào tương ứng, để xây dựng một hệ thống phân định vị trí việc làm.

Tuy nhiên xác định vị trí việc làm hiệu quả, trước khi cho triển khai hệ thống này cần thực hiện một đợt đánh giá chặt chẽ. Đồng thời, hệ thống này cần phải được quản lý một cách linh hoạt trước những thay đổi phát sinh cần thiết trong các cơ quan, tổ chức. [20]

1.4.2. Giá trị tham khảo đối với xác định vị trí việc làm tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Cam Lộ

Thực tế, giữa Pháp, Hàn Quốc và Việt Nam có tương đồng về chế độ công chức, công vụ (đang trong quá trình chuyển đổi từ chế độ công vụ chức nghiệp sang chế độ vị trí việc làm và đánh giá kết quả theo năng lực). Bên cạnh đó, Anh và Mỹ đều là các quốc gia đã có kinh nghiệm về xác định vị trí việc làm. Tuy nhiên, việc tiếp thu, học tập kinh nghiệm xây dựng vị trí việc làm trong nền công vụ của Pháp hay Hàn Quốc, Anh hay Mỹ còn đối với Việt Nam cần phải theo quan điểm thực tiễn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, chế độ chính trị, văn hóa, pháp lý. Từ các kinh nghiệm xác định vị trí việc làm. chúng ta có thể tiếp thu, học tập một số kinh nghiệm sau đây vận dụng vào quá trình xác định vị trí việc làm tại Việt Nam nói chung cũng như đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cam Lộ nói riêng như sau:

- Xây dựng vị trí việc làm là một công việc khó khăn và phức tạp do đụng chạm đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nền công vụ truyền thống và đội ngũ công chức đã quen với môi trường, tư duy và tác phong của chế độ chức nghiệp..

- Quá trình xây dựng hệ thống vị trí việc làm vừa phải đảm bảo vai trò một đầu mối quản lý thống nhất là Chính phủ, vừa phải đảm bảo tôn trọng sự sáng tạo và năng động của các bộ và địa phương trong việc xác định số lượng vị trí việc làm cũng như số lượng công chức cho mỗi vị trí việc làm sao cho vấn đề vị trí việc làm và biên chế không trở thành gánh nặng cho ngân sách.

- Khi xây dựng mỗi một hệ thống vị trí việc làm củađịa phương nói riêng và của toàn hệ thống công vụ nói chung phải thu hút được sự tham gia đông đảo của đại diện các cơ quan, tổ chức và cá nhân để cho mỗi hệ thống vị trí việc làm nhỏ cho đến cả hệ thống lớn phải là sản phẩm kết tinh trí tuệ của tập thể và kết quả của sự đồng thuận về kinh tế, văn hóa và chính trị.

- Hệ thống các vị trí việc làm chỉ được xem như là một công cụ chỉ đạo hoạt động quy hoạch, xây dựng vị trí việc làm và biên chế của nhà nước, của các địa phương; Đồng thhhời không bao giờ xem mỗi một hệ thống vị trí việc làm của của địa phương nói riêng và của toàn hệ thống công vụ nói chung như là một sản phẩm, một công cụ quản lý hoàn hảo mà phải luôn cập nhật, bổ sung cho phù hợp hoàn cảnh thực tế.

- Xây dựng vị trí việc làm trong nền công vụ phải gắn liền với việc xác định cơ cấu ngạch công chức, với việc khoán kinh phí, ngân sách hoạt động của các cơ quan, tổ chức như đã được xác định trong các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới chế độ công chức, công vụ.

Tiểu kết chƣơng 1

Để có cơ sở cho việc tiếp cận và đánh giá thực trạng về xác định vị trí việc làm tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị hiện nay, tại Chương 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống hóa lý luận khoa học cơ bản về vấn đề xác định vị trí việc làm và các vấn đề tổ chức hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đã được các nhà nghiên cứu, nhà quản lý nghiên cứu một cách sâu rộng và ngày càng sâu sắc.

Cùng với đó, tác giả cũng đã nêu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến xác định vị trí việc làm tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Đồng thời, để có cách nhìn so sánh về thực tế áp dụng xác định vị trí việc làm tại các quốc gia trên thế giới, tác giả cũng đã nghiên cứu, đưa ra những kinh nghiệm về xác định vị trí việc làm tại một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu xác định vị trí việc làm tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Cũng thông qua việc hệ thống hóa và khái quát hóa những vấn đề lý luận chung tại Chương 1, tác giả có định hướng đúng đắn cho việc tiếp cận, nghiên cứu Thực trạng xác định vị trí việc làm tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua được trình bày trong các chương tiếp theo của Luận văn.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM

TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định vị trí việc làm tại các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)