1.1 .Những vấn đề chung về vị trí việc làm
3.1. Quan điểm, hoàn thiện xác định vị trí việc làm trong các cơ quan hành
quan hành chính nhà nƣớc của tỉnh Quảng Trị
Đối với tỉnh Quảng Trị, công tác cán bộ được BCH Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh quan tâm và coi trọng, xem việc phát triển đội ngũ công chức là yếu tố quan trọng trong công cuộc đổi mới, hiện đại hóa, công nghiệp hóa của tỉnh.
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 23/09/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, đưa ra mục tiêu chung:
Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, góp phần đưa Quảng Trị cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Đồng thời, đưa ra chỉ tiêu cụ thể về phát triển nguồn nhân lực: Giai đoạn 2016 - 2020, đào tạo và thu hút 300 thạc sỹ, 20 tiến sỹ; 100% cán bộ, công chức đạt tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 23/09/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI cũng đã đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực:
- Thực hiện tốt công tác khảo sát, dự báo, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.
Nâng cao năng lực dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong từng giai đoạn. Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và doanh nghiệp trong việc khảo sát, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Hàng năm, có kế hoạch khảo sát, đánh giá thực trạng và nhu cầu nhân lực ở các địa phương, đơn vị, hoàn thành "Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2011 - 2020" để triển khai thực hiện.
cán bộ, tạo bước đột phá theo hướng trẻ hoá đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp. Thường xuyên bổ sung quy hoạch đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ có độ tuổi dưới 40 đã qua đào tạo đại học chính quy. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, điều động, luân chuyển cán bộ để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cho cả trước mắt và lâu dài.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.
Tuyển chọn, đào tạo, bổ nhiệm, bố trí cán bộ công khai, minh bạch, đúng tiêu chuẩn, quy trình và có cơ cấu hợp lý. Người được tuyển dụng phải bảo đảm đúng chức danh công chức cần tuyển, đạt các tiêu chí về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ưu tiên đối với con em gia đình chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự và người tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại khá, giỏi và tốt nghiệp sau đại học.
Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức; xác định rõ ngành, nghề, nội dung, đối tượng cần đào tạo cho từng năm và kế hoạch định hướng đến năm 2020. Nâng cao chất lượng đào tạo Trường Quân sự, Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định. Chọn số sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc, số cán bộ dưới 40 tuổi tốt nghiệp đại học chính quy loại khá, có triển vọng phát triển cử đi đào tạo sau đại học trong và ngoài nước. Thực hiện tốt công tác điều động, luân chuyển cán bộ trong diện quy hoạch lãnh đạo để đào tạo cán bộ qua thực tiễn.
Chuẩn hóa công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện. Triển khai thực hiện Đề án tăng cường đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ cho các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể tỉnh và huyện, thành phố. Từ năm 2015, chỉ đề
bạt những công chức đã đạt chuẩn đào tạo. Công chức sinh năm 1965 về sau phải tốt nghiệp đại học chính quy; trường hợp tốt nghiệp đại học không phải chính quy, thì phải có năng lực thực tiễn vượt trội, có uy tín, phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 3 năm liền kề, được đơn vị tín nhiệm, có thể xem xét bổ nhiệm lần đầu.
Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, nêu rõ: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ đột phá, trong đó chú trọng nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị và sản xuất kinh doanh" [2, tr.10]. Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực; phát huy vai trò của các tổ chức và toàn xã hội trong việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực; đổi mới công tác quy hoạch, đánh giá, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị; tiếp tục hoàn thiện chính sách đãi ngộ, sử dụng cán bộ giỏi, có trình độ cao, chuyên gia trên một số lĩnh vực; đào tạo, đào tạo lại đội ngũ công chức; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật; xây dựng và thực hiện đề án thu hút và đào tạo chuyên gia giỏi ở một số ngành, lĩnh vực...
Trên cơ sở thực hiện các văn bản của tỉnh đồng thời kết hợp triển khai, thực hiện Nghị định 36/2013/NĐ-CP của Chính phủ đến nay, tỉnh Quảng Trị luôn xác định rằng Xây dựng Đề án vị trí việc làm nhằm xác định danh mục các vị trí việc làm trong các cơ quan, đơn vị, góp phần tính toán định mức biên chế một cách khoa học; Thông qua việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức giúp xác định rõ hơn các nhóm công việc, khối lượng và mức độ phức tạp của các nhóm công việc trọng cơ quan, đơn vị; đối chiếu đội ngũ hiện có với yêu cầu của khung năng lực để có kế hoạch sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức cho phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đội ngũ công chức của tỉnh nhà.