1.1 .Những vấn đề chung về vị trí việc làm
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND huyện Cam Lộ nói chung và cụ thể là từng cơ quan chuyên môn nói riêng có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, khối lượng, quy mô của công việc cũng như phạm vi ảnh hưởng rất lớn, tác động, liên quan đến QLNN về kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Hiện nay, Cam Lộ có 01 thị trấn và 08 xã trực thuộc, gồm 105 thôn, bản, khu phố. Với số lượng xã, thị trấn, thôn, bản, khu phố như trên là huyện có quy mô nhỏ, địa bàn gọn so với toàn tỉnh. Hiện nay, UBND huyện Cam Lộ đang trong quá trình triển khai, thực hiện Đề án sáp nhập xã Cam An và Cam Thanh đồng thời tiến hành sáp nhập, sắp xếp lại thôn, bản, khu phố theo Quyết định số 2585/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị.
- Ttrong bối cảnh hiện nay, yêu cầu của việc tổ chức các cơ quan chuyên môn trong quá trình sắp xếp lại theo Nghị quyết 18-NQ/TW của BCH TW Đảng làm cho danh mục vị trí việc làm đã được xây dựng trước đây theo Nghị định 36/2013/NĐ-CP của Chính phủ sau một thời gian triển khai, thực hiện sẽ không còn phù hợp, đòi hỏi phải thay đổi để đáp ứng với cơ cấu tổ chức, bộ máy mới.
- Do yêu cầu, tính chất công việc cũng như do số lượng biên chế có hạn nên hiện nay, nhiều công chức vẫn phải kiêm nhiệm nhiều vị trí, chức danh khác nhau nên không có thời gian nghiên cứu sâu về lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Thực hiện triển khai theo Đề án vị trí việc làm vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ, vì vậy việc xây dựng hệ thống văn bản về vị trí việc làm chưa được đầy đủ và hoàn thiện. Các bước trong quy trình xây dựng vị trí việc làm được nêu trong Nghị định số 36/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số
05/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ vẫn chưa cụ thể, rõ ràng gây khó khăn trong quá trình áp dụng.
- Các cơ quan thẩm quyền cấp trên chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện và kế hoạch đánh giá xuyên suốt trong quá trình thực hiện Đề án vị trí việc làm.
- Việc xây dựng Đề án vị trí việc làm trước đây còn mang tính chất định tính và bị chi phối bởi số lượng, chất lượng, kỹ năng làm việc của đội ngũ công chức, do vậy tạo ra những khó khăn trong quá trình vận dụng, triển khai, thực hiện.
- Xây dựng vị trí việc làm là một công việc đụng chạm đến lợi ích của một bộ phận công chức, nhất là những công chức yếu kém, không đủ năng lực để đảm đương khung năng lực của vị trí việc làm, lại bị lực cản từ sức ì của nền công vụ truyền thống và đội ngũ công chức đã quen với môi trường, tư duy và tác phong của chế độ chức nghiệp, vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp.
- Do yếu tố lịch sử để lại nên quá trình tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức trong thực tiễn dẫn tới hiện tượng bố trí không đúng sở trường, năng lực, bằng cấp với yêu cầu của vị trí công việc. Tuyển dụng đúng chuyên ngành nhưng khi bố trí, sử dụng lại khác nhau. do đó, tạo ra những khó khăn nhất định trong việc bố trí, sắp xếp lại đội ngũ công chức trong cơ quan theo Đề án vị trí việc làm đã được xây dựng và các quy định của Nhà nước.
- Việc xác định vị trí việc làm là một công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian xây dựng, thực hiện từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, chúng ta đều muốn tiến hành mau lẹ, theo kiểu phong trào, ít quan tâm đến chất lượng.
Tiểu kết chƣơng 2
Mục đích của việc xác định vị trí việc làm là nhằm đổi mới cơ chế quản lý công chức trong các cơ quan HCNN. Xác định vị trí việc làm phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, đối tượng quản lý. Đây là một việc làm mới và khó ở các cơ quan HCNN nói chung và ở các cơ quan HCNN cấp địa phương ở Việt Nam nói riêng.
Để có cái nhìn khách quan về thực tế triển khai tại các cơ quan HCNN cấp huyện, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về thực trạng của hoạt động này tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cam Lộ, trong đó, tại Chương 2 của Luận văn, tác giả đã trình bày, phân tích thực trạng về số lượng chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cam Lộ trong giai đoạn 2016-2018 và đối chiếu, so sánh với số lượng biên chế được giao, Đề án vị trí việc làm của UBND huyện đã được xây dựng, phê duyệt để thấy rõ, chỉ ra được những bất cập, khó khăn tồn tại trong giai đoạn hiện nay.
Từ việc nghiên cứu, đánh giá về thực trạng xác định vị trí việc làm tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cam Lô, chương này của Luận văn đã làm rõ cơ sở thực tiễn, qua đó có căn cứ thực tiễn để đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội dung xác định vị trí việc làm ở Chương 3.
Chƣơng 3:
QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ
Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức gắn với hoàn thiện hoạt động xác định vị trí việc làm tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cam Lộ đáp ứng với yêu cầu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia trên thế giới đang là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Với đặc điểm cơ cấu đội ngũ công chức, số lượng biên chế được giao và vị trí việc làm tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện trong giai đoạn hiện nay vẫn chưa xác định được một cách đầy đủ, khoa học dẫn đến công tác quản lý, sử dụng đội ngũ công chức còn bị động, hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức chưa cao, chưa phát huy hết được khả năng, chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch, các chủ trương, chính sách của địa phương chưa có tính đột phá và sắc sảo. Những hạn chế đó đang là lực cản trong việc cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư, quan hệ hợp tác và thực thi công vụ, gây nhiều bức xúc cho tổ chức và công dân.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn nói trên, để góp phần xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động xác định vị trí việc làm tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cam Lộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2020- 2025 và định hướng 2030, tác giả xin đưa ra một số mục tiêu, phương hướng, quan điểm, giải pháp và kiến nghị như sau.