Tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện pháp luật về giáo dục phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của UBND quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 45)

phổ thông

Một trong những chủ thể quan trọng trong thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông là các cơ quan nhà nước, công chức. Các chủ thể này chịu trách nhiệm ban hành các chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện và thanh tra kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật. Chất lượng của các chủ thể này sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật về GDPT.

Trên địa bàn cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ chịu trách nhiệm chung về việc triển khai thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Tham mưu trực tiếp cho UBND cấp huyện là phòng Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra còn có các phòng ban chuyên môn khác như phòng Tư pháp, Văn phòng HĐND-UBND và UBND các xã, phường, thị trấn. Có thể nói việc thực hiện pháp luật về GDPT trên địa bàn cấp huyện do nhiều chủ thể khác nhau, mỗi cơ quan thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ theo pháp luật quy định hoặc được phân công, phân cấp.

Ngoài tổ chức bộ máy thì đội ngũ nhân sự cũng là một yếu tố tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Đội ngũ nhân sự sẽ

trực tiếp triển khai thực hiện các quy định pháp luật. Các cơ quan nhà nước phải xây dựng đội ngũ nhân sự để hiện pháp luật về GDPT. Đội ngũ nhân sự này bao gồm lực lượng công chức tại UBND cấp huyện và công chức ở xã phường, thị trấn.

1.4.3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục phổ thông

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chính sách nói chung và pháp luật về giáo dục phổ thông nói riêng là một hoạt động thường xuyên, cơ bản của Nhà nước. Tuyên truyền phổ biến là hoạt động nhằm làm cho các các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức và các cá nhân tổ chức trong xã hội hiểu biết đầy đủ và chính xác về các chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước liên quan đến lĩnh vực GDPT. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về GDPT cho mọi đối tượng tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng hàng đầu; yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tin, báo chí phải đặc biệt quan tâm, thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục.

Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về giáo dục phổ thông có thể được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng:

Theo nghĩa hẹp: Phổ biến, giáo dục pháp luật là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho người có nhu cầu. Theo đó, phổ biến, giáo dục pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.

Theo nghĩa rộng: Phổ biến, giáo dục pháp luật là một khâu của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định thông qua các hình thức giáo dục, thuyết phục, nêu gương... nhằm mục đích hình thành ở đối tượng tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi xử sự phù hợp

với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành với các hình thức, phương tiện, phương pháp đặc thù.

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giáo dục phổ thông là sự tác động một cách có hệ thống, mục đích và thường xuyên tới nhận thức của người dân cùng đội ngũ công chức quản lý nhà nước nhằm trang bị cho họ những kiến thức pháp luật nhất định, những thông tin cần thiết để từ đó họ có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo pháp luật.

Nội dung tuyên truyền về giáo dục phổ thông thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng mà nội dung tuyên truyền, phổ biến có thể khác nhau. Một số nôi dung tuyên truyền, phổ biến chủ yếu như tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về GDPT, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, công chức viên chức, quyền và nghĩa vụ của các cơ sở GDPT, quyền và nghĩa vụ của học sinh và phụ huynh học sinh, …

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về GDPT có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như in ấn, phát hành tờ rơi, tập san để tuyên truyền pháp luật; phổ biến pháp luật thông qua các cuộc họp tổ dân phố, các phương tiện thông tin đại chúng.

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và đội ngũ công chức, viên chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giáo dục phổ thông tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến các đối tượng quản lý. Ngoài ra các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp huyện có thể phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn để thực hiện tuyên truyền pháp luật về giáo dục phổ thông.

1.4.4. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

quả thì không thể tách rời cơ chế thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về giáo dục phổ thông nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm trong giáo dục phổ thông; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN đối với GDPT; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Kiểm tra, giám sát nhằm thiết lập kỷ cương pháp luật đối với giáo dục phổ thông, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của người dân. Thanh tra, kiểm tra công tác thực hiện pháp luật về GDPT nhằm đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động quản lý nhà nước.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông là nhằm mục đích phát hiện ra những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy những nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm việc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục phổ thông như việc giảng dạy, việc tuyển sinh, việc quản lý tài chính của các cơ sở GDPT, việc thực hiện chức năng QLNN, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GDPT, kiểm định chất lượng GDPT,…. Đồng thời, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực GDPT.

Chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông bao gồm nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có UBND cấp huyện, UBND cấp xã, phòng Giáo dục và Đào tạo, thanh tra huyện, … Trong đó phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan tham mưu trực tiếp cho UBND cấp huyện trong công tác kiểm tra về thực hiện pháp luật về GDPT trên địa bàn cấp huyện. Các cơ quan nhà nước khác thực hiện việc thanh tra, kiểm tra đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.

Về hình thức thanh tra, kiểm tra: Việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về GDPT được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như đặt ra theo thời gian hoặc định kỳ, theo chuyên đề, theo vụ việc và gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong đó đã làm rõ khái niệm có liên quan như pháp luật, thực hiện pháp luật, giáo dục phổ thông,... Bên cạnh đó, chương 1 của luận văn đã làm rõ các nội dung, sự cần thiết của thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong đó đặc biệt chỉ ra các nội dung cơ bản của thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của Ủy ban nhân dân cấp huyện bao gồm các hoạt động cơ bản sau đây: Xây dựng kế hoạch, chương trình chủ đạo thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông;

-Tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông; -Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục phổ thông;

-Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thực hiện pháp luật về GDPT. Những kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở luận văn để tiếp cận thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của Ủy ban nhân dân trên một địa bàn cụ thể ở Chương 2.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của UBND quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)