Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của UBND quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 95 - 100)

thông

Để đảm bảo các chủ thể thực hiện nghiêm túc pháp luật về đòi hỏi các chủ thể phải am hiểu đầy đủ quy định pháp luật về giáo dục phổ thông. Muốn vậy, các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức cần phải đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về giáo dục phổ thông cho các chủ thể.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục phổ thông đối với việc thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông.

Xuất phát từ vai trò của giải pháp này đối với các giải pháp khác, đặc biệt là đối với giải pháp nâng cao nhận thức, ý thức của công chức, viên chức, các cơ sở giáo dục phổ thông, thầy cô, học sinh và phụ huynh học sinh

Xuất phát từ thực tiễn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục phổ thông của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Trong thời qua trên địa bàn, việc tuyển truyền, phổ biến pháp luật về GDPT chưa tiến hành thường xuyên và chưa phát huy được hiệu quả.

Thứ nhất, Về chủ thể và đối tượng của công tác tuyên truyền, phổ biến

Để công tác tuyên truyền, phổ biến đạt hiệu quả cao và tiến hành đồng bộ thì cần đảm bảo sự tham gia của các chủ thể vào công tác này. Việc tuyên truyền, phổ biến không chỉ có các CQNN, cơ quan QLNN về GDPT mà còn phải huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Trong đó các CQNN phải xác định trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể trong công tác tuyên truyền phổ biến.

Đối với các cơ quan nhà nước thì trước hết các cơ quan thực hiện công tác QLNN về GDPT như UBND quận, UBND các phường, phòng Giáo dục

và Đào tạo. Ngoài ra còn có các cơ quan nhà nước khác như phòng Tư pháp, phòng Văn phòng – Thông tin.

Đối với các tổ chức chính trị - xã hội thì cũng cần được huy động tham gia vào quá trình tuyên truyền phổ biến. Mặt Trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các Hội viên của mình để họ am hiểu và thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật.

Gắn trách nhiệm cho lãnh đạo các địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị –xã hội tuyên truyền giáo dục nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật về GDPT. Cần phát huy tốt vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đối với công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng, do vậy phải có sự quan tâm, chỉ đạo từ khâu xây dựng kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện để đưa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vào nề nếp

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Do đó, công tác này phải mang tính thường xuyên, liên tục đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phối hợp của tất cả các cấp, các ngành.

Về đối tượng tuyên truyền ở đây tập trung vào CCVC làm công tác QLNN về GDPT, các cơ sở GDPT các thầy cô giáo, học sinh phổ thông và phụ huynh học sinh.

truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tuyên truyền. Khuyến khích các tuyên truyền viên tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; hàng năm phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các tuyên truyền viên; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật các cơ quan quản lý giáo dục. Cung cấp tài liệu về nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng nhóm đối tượng thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

Thứ hai, Về nội dung tuyên, truyền phổ biến

Để công tác tuyên truyền phổ biến thì đạt hiệu quả thì cần xác định rõ ràng và đầy đủ về nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Nội dung công tác tuyên truyền phổ biến cần tập trung vào các vấn đề sau đây:

Một là, Những quy định pháp luật của nhà nước về giáo dục phổ thông

như Luật Giáo dục,

Hai là, tuyên truyền về ý thức chấp hành quy định pháp luật về GDPT.

Tập trung tuyên truyền theo chuyên đề: Nghĩa vụ của các cơ sở GDPT, nghĩa vụ của thầy cô, nghĩa vụ của học sinh, …

Ba là, Quyền và nghĩa của của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan

đến lĩnh vực GDPT. Các cá nhân, tổ chức phải hiểu biết đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình. Có hiểu biết đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình thì mới thực hiện đầy đủ và chính xác.

Việc tuyên truyền phổ biến cần lựa chọn hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Trong công tác tuyên truyền, phổ biến nói chung và tuyên truyền phổ biến pháp luật về GDPT nói riêng cần thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau như panô, áp phích, tổ chức tọa đàm, hội thảo, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật về GDPT. Nên kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến khác nhau để đạt được hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh và cộng đồng về pháp luật về GDPT. Bổ sung và hướng dẫn sử dụng có hiệu quả các tài liệu cơ bản phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về GDPT trong nhà trường, tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy, học tập các kiến thức pháp luật.

Hình thức tuyên truyền nên được đổi mới và kết hợp nhiều loại khác nhau. Các hình thức truyền thống như tổ chức các lớp tập huấn, ban hành tập san, … vẫn nên được giữ lại nhưng cần đảm bảo chất hơn nữa. Đồng thời cũng cần tiếp tục tổ chức với nhiều hình thức mới như tổ chức các cuộc thi; các buổi học tập, tham quan, chia sẻ các mô hình mới của các đơn vị bạn trong đảm bảo pháp luật về giáo dục phổ thông

Các hình thức, biện pháp tuyên truyền được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng kiến hình thức tuyên truyền mới phù hợp. Tiếp tục sử dụng các hình thức tuyên truyền truyền thống như tuyên truyền miệng, tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thông qua tài liệu tuyên truyền (Đề cương giới thiệu, phổ biến các văn bản luật, pháp lệnh; Sách hỏi - đáp pháp luật; Tờ rơi, tờ gấp pháp luật; Đặc san tuyên truyền pháp luật; Các loại băng tiếng, băng hình với các nội dung pháp luật đơn giản, ngắn gọn và các cuộc nói chuyện về pháp luật …) và khéo léo kết

hợp với các hình thức tuyên truyền khác như các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các hình thức thi sân khấu hoá, lồng ghép trong các cuộc giao lưu văn hoá, văn nghệ, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý...

Hệ thống đài phát thanh hầu hết các phường đều có chương trình, chuyên mục phát thanh pháp luật. Bên cạnh đó, các hội thi "Hoà giải viên giỏi", "Tuyên truyền viên pháp luật giỏi", cũng đã được nhân rộng trên địa bàn Quận. Quận cần có có tủ sách pháp luật và sự hoạt động có hiệu quả của các câu lạc bộ pháp luật, trợ giúp pháp lý. Với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú như trên, các địa phương có thể áp dụng nhiều hình thức để triển khai, phổ biến các quy định pháp luật về giáo dục phổ thông đến tận cơ sở, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống dân cư.

Tổ chức các cuộc họp thôn, hội nghị nhân dân để báo cáo viên pháp luật trực tiếp phổ biến, tuyên truyền bằng các phương pháp sinh động, hấp dẫn và nội dung gần gũi, thiết thực với nhân dân.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về giáo dục phổ thông bằng cả hai hình thức viết và nói (có thể sân khấu hóa, tiểu phẩm vui, thi tuyên truyền viên pháp luật giỏi...).

Phát miễn phí các tài liệu pháp luật về giáo dục phổ thông cho các hộ gia đình, các cơ sở giáo dục phổ thông để nhân dân có thời gian nghiên cứu, hiểu biết sâu hơn.

Phổ biến có hệ thống, thường xuyên các văn bản pháp luật cơ bản, quan trọng, các văn bản liên quan trực tiếp phù hợp với từng đối tượng, phổ biến sâu rộng, có chọn lọc các văn bản pháp luật mới ban hành.

Tiếp tục xây dựng tủ sách pháp luật ở các trường học, nâng cao chất lượng quản lý và khai thác tủ sách pháp luật, thường xuyên tuyên truyền vận động công chức, giáo viên, công nhân viên và người học đọc, tìm hiểu, bổ

sung các tài liệu, sách, báo pháp lý của tủ sách pháp luật.

Tăng cường lồng ghép các nội dung giáo dục pháp luật trong các hoạt động ngoại khoá bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; các buổi nói chuyện chuyên đề; giới thiệu văn bản mới trong các buổi sinh hoạt thường kỳ; tổ chức các cuộc ra quân tuyên truyền, cổ động; lồng ghép nội dung pháp luật trong các cuộc thi văn hoá, văn nghệ vv…

Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa ở các lớp GDPT. Lồng ghép nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật về GDPT trong qua trình giảng dạy pháp luật tại các cơ sở GDPT.

Tiếp tục kiện toàn, đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật quận và các phường và hoạt động của các cơ quan có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của UBND quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)