Tăng cường kiểm tra thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của UBND quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 102 - 115)

Công tác thanh tra, kiểm tra là một nội dung không thể thiếu trong quá trình thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện các hành vi vi phạm quy định của nhà nước liên quan đến thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông để phát hiện, phòng ngừa và xử lý đối với các hành vi vi phạm. Do đó việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện các quy định thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông là hết sức cần thiết

Xuất phát từ vai trò của công tác thanh tra kiểm tra trong công tác thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông.

Xuất phát từ hạn chế của công tác thanh tra kiểm tra trong hoạt động thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông trong thời gian qua trên địa bàn quận Bình Thạnh.

Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông thì cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Thứ nhất: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra cần thực hiện các nội dung thanh tra chuyên đề đối với thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Chủ động tiến hành hình thức thanh tra trực tiếp thay cho hình thức tự kiểm tra, báo cáo của

Cơ quan hành chính nhà nước về tình hình thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên, liên tục theo cách thức định kỳ hoặc đột xuất.

Cần tập trung thực hiện thanh tra, kiểm tra một số nội dung chuyên đề như:

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác của các cơ sở giáo dục phổ thông

+ Thanh tra, kiểm tra việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ

+ Thực hiện các quy định về nhà giáo và công chức quản lý giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở

+ Thanh tra, kiểm tra việc giảng dạy, chấm bài của giáo viên

+ Thanh tra về công tác tuyển sinh, đặc biệt là đối với các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập

+ Thanh tra, kiểm tra về điều kiện hoạt động của các cơ sở GDPT + Thanh tra, kiểm tra về bạo lực học đường tại các cơ sở GDPT

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người học.

Các phòng ban chuyên môn của quận cần tăng cường tiến hành thanh tra, kiểm tra chuyên đề đối với việc thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo cần tiến hành kiểm tra toàn diện đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, trong khi đó phòng Tài chính – Kế hoạch tập trung kiểm tra việc thực hiện thu chi tài chính của các cơ sở GDPT. Thanh tra quận cần tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Hiện các cơ sở giáo dục phổ thông tư thục thường có những sai phạm về điều kiện thành lập và hoạt động, về tuyển sinh. Do đó phòng Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường tiến hành kiểm tra đối với các cơ sở giáo dục phổ

thông tư thục. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các phường, các ban, ngành có liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục trong việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống bạo lực học đường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đồng thời phòng Giáo dục và Đào tạo cần tham mưu trình Ủy ban nhân dân quận xây dựng quy định cụ thể về quy trình, thủ tục, mẫu văn bản về tiếp nhận, xử lý giải quyết yêu cầu bảo vệ người tố cáo; đặc biệt, quy định riêng về bảo vệ người tố cáo những vi phạm pháp luật về GDPT.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, việc thực hiện cơ chế tự chủ, vấn đề dân chủ trong nhà trường, tình trạng lạm thu, dạy thêm học thêm, an toàn trường học, đạo đức lối sống của học sinh và giáo viên.

Để việc thanh tra, kiểm tra đạt kết quả cao đòi hỏi các cơ quan này cần xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể. Cần tăng cường tiếp nhận các thông tin phản ánh từ người dân, các phương tiện thông tin đại chúng để có hướng xử lý kịp thời. Cần đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra để tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục pháp luật cần tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. Tiến hành thường xuyên, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Đồng thời kết hợp giữa hoạt động thanh tra nhà nước, thanh tra nội bộ, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục, đánh giá nhà giáo và hoạt động thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, Xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật

và phụ huynh học sinh thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về giáo dục phổ thông thì Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh cần xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm. UBND quận cần chỉ đạo phòng Giáo dục đào tạo tăng xử phạt vi phạm hành chính.

Cùng với hoạt động giám sát, thanh tra, cần phải tăng cường công tác xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông trong các cơ quan hành chính nhà nước. Bảo đảm mọi hành vi trái pháp luật đều bị xử lý bất kể người vi phạm có vị trí xã hội, nghề nghiệp, thành phần xuất thân nào. Đặc biệt những hành vi trái pháp luật do công chức trong cơ quan hành chính nhà nước gây ra cần phải xử lý kịp thời, nghiêm minh, không thiên vị. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi trái pháp luật, người vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, bồi hoàn một phần thiệt hại vật chất, thậm chí phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, vi phạm thường xuyên, có tính chất nghiêm trọng. Cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, nhất là các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thanh tra, Ủy ban kiểm tra các cấp trong giải quyết nghiêm minh, khách quan, kịp thời các hành vi vi phạm của công chức, viên chức trong khi thi hành công vụ nhằm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Thứ ba: Tăng cường tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của các cơ sở GDPT, học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh

Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh cần xây dựng đường dây nóng tiếp nhận phản hồi của các cơ sở GDPT, học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh đối với việc thực hiện pháp luật về GDPT. Đồng thời, với tính thụ động trong công tác khiếu nại, tố cáo về thực hiện pháp luật về GDPT, các chủ thể

lãnh đạo, cán bộ, công chức nên chủ động trong việc tiếp nhận phản hồi như khảo sát thực tế, kiểm tra đột xuất, lắng nghe ý kiến, chia sẻ của các cơ sở GDPT, học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh …. Để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm; đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan, đơn vị còn yếu kém trong thực hiện pháp luật về GDPT.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong quá trình thanh tra, kiểm tra, trong đó có cả chủ thể và đối tượng thanh tra, kiểm tra

Xác định rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình phối hợp; Có quy chế phối hợp rõ ràng và khoa học.

Hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra là vô cùng quan trọng, phải đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, liên tục thì việc tổ chức thực hiện pháp luật về GDPT mới được đảm bảo các quy định của pháp luật về GDPT mới đi vào đời sống.

3.2.6. Nâng cao ý thức và hiểu biết pháp luật của các cơ sở giáo dục phổ thông, thầy cô, học sinh và phụ huynh học sinh

Trong việc thực hiện pháp luật thì các cơ sở giáo dục phổ thông, thầy cô, học sinh và phụ huynh học sinh vừa là chủ thể, vừa là đối tượng. Nâng cao nhận thức các cơ sở giáo dục phổ thông, thầy cô, học sinh và phụ huynh học sinh về vai trò, ý nghĩa của pháp luật về GDPT, về trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện pháp luật về GDPT.

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức của các cơ sở giáo dục phổ thông, thầy cô, học sinh và phụ huynh học sinh

Các cơ sở giáo dục phổ thông, thầy cô, học sinh và phụ huynh học sinh cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về trách nhiệm của mình trong thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Để đảm bảo thành công trong việc thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông thì ngoài cơ quan nhà nước, công chức, viên

chức thì các cơ sở giáo dục phổ thông, thầy cô, học sinh và phụ huynh học sinh cũng phải tham gia và thực hiện đầy đủ. Các cơ sở giáo dục phổ thông thầy cô, học sinh và phụ huynh học sinh cần nhận thức đúng đắn về điều này.

Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong nhà trường; thực hiện tốt hoạt động chào cờ, hát quốc ca trong các cơ sở giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả.

Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cơ sở giáo dục phổ thông và đội ngũ giáo viên về việc thực hiện Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 quy định về đạo đức nhà giáo. Cần làm cho các cơ sở GDPT và đội ngũ giáo viên việc thực hiện pháp luật GDPT chính là đang thực hiện đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo.

Thứ hai: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục phổ thông cho cơ sở giáo dục phổ thông, thầy cô, học sinh và phụ huynh học sinh

Để cơ sở giáo dục phổ thông, thầy cô, học sinh và phụ huynh học sinh thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về giáo dục phổ thông thì họ cần hiểu biết đầy đủ và chính xác các quy định pháp luật về giáo dục phổ thông. Do đó các cơ quan nhà nước ở Bình Thạnh đặc biệt là phòng Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về GDPT. Phòng Giáo dục và Đào tạo cần thường xuyên tổ chức tập huấn pháp luật cho các cơ sở GDPT. Phối hợp với các trường lồng ghép việc giáo dục pháp luật về GDPT với việc giảng dạy môn giáo dục công dân. Quận Bình Thạnh không nên tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật một cách đại trà mà căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng. Chẳng hạn đối với các cơ sở GDPT tuyên truyền, giáo dục quy định pháp luật về tuyển sinh, về thu học phí, lịch giảng, … đối với giáo viên thì tuyên truyền về nghĩa vụ của giáo viên, quy tắc ứng xử của giáo việc.

Trong khi đó đối với học sinh thì giáo dục về nghĩa vụ của học sinh trong học tập và thi cử. Phụ huynh học sinh cũng cần được tuyên truyền các quy định pháp luật về giáo dục phổ thông, đặc biệt là đối với học sinh để cho phụ huynh học sinh nắm và quản lý con cái mình. Muốn nâng cao hiểu biết pháp luật thì cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về GDPT. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phải được tiến hành rộng rãi, thường xuyên, liên tục theo kiểu “mưa dần thấm lâu” đến mọi tầng lớp nhân dân. Tuyệt đối tránh hiện tượng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật kiểu đối phó, “năm thì mười họa”, hoặc chỉ nặng về hình thức, thành tích. Các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng cần tích cực xây dựng những mô hình, điển hình về phổ biến và chấp hành pháp luật, mô hình về thực hiện quy chế dân chủ... để làm cơ sở rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn xã hội. Trong quá trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, phải tích cực đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật, hoặc lợi dụng khe hở của pháp luật để trục lợi, xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của người khác.

Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; thực hiện đúng quy chế làm việc và văn hóa công sở

Tiểu kết chƣơng 3

Dựa trên các cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông đã được luận văn đề cập tại chương 2, chương 3 của luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của UBND quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Để đề xuất các giải pháp thì luận văn đã dựa trên các quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng cường thực thi pháp luật nói chung và thực thi pháp luật về giáo dục phổ thông. Trên cơ sở các định hướng đó, luận văn đã đề xuất 6 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của UBND quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang chú trọng công tác cải cách hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có giáo dục phổ thông, với mục tiêu xây dựng một nền giáo dục, chuyên nghiệp. Để cải cách hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng, đòi hỏi các cơ quan nhà nước, đội ngũ công chức, viên chức và người dân phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về giáo dục phổ thông. Thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông là quá trình đảm bảo công tác chỉ đạo, lãnh đạo, quán triệt các văn bản có nội dung về giáo dục phổ thông; đẩy mạnh các hình thức tổ chức tuyên truyền, quán triệt, cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông.

Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã tiến hành và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của việc thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Với hệ thống cơ sở lý luận được khái quát ở chương 1 đã làm cơ sở cho việc tiếp cận thực trạng trong chương 2. Luận văn cũng đã tiến hành phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, trong đó đã làm rõ cách thức Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh đã triển khai để thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông, cũng như chỉ ra những thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh. Luận văn cũng đã dựa trên các định hướng của Đảng và Nhà nước để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh.

quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh thì luận văn đã tiến hành đề xuất 6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của UBND quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 102 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)