Nâng cao nhận thức và trình độ của đội ngũ công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của UBND quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 95)

Công chức là chủ thể của quá trình thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Do đó để quá trình thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông được hiểu quả đòi hỏi phải nâng cao nhận thức của các chủ thể này về tầm quan trọng, trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện pháp luật về GDPT. Đồng thời cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ công chức, viên chức làm công tác QLNN về GDPT.

Công chức là những chủ thể thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông, là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện pháp luật về GDPT.

Nhận thức có vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định đến hành vi của mỗi cá nhân. Nhận thức đúng thì sẽ có hành động đúng

Thực tiễn nhận thức, năng lực của đội ngũ công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông thuộc Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh trong thời gian qua chưa đúng, chưa đầy đủ.

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức

dung, ý nghĩa và sự cần thiết của việc trình thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Nhận thức có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi người. Chỉ khi nào có nhận thức đúng đắn và đầy đủ thì họ mới có những hành động phù hợp và kịp thời.

Đối tượng cần phải nâng cao nhận thức ở đây bao gồm:

- Đội ngũ lãnh đạo quản lý: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Trưởng, Phó các phòng ban chuyên môn;

- Đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông nói riêng và công chức trên địa bàn quận nói chung;

- Đối với công chức cần nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong thực hiện pháp luật về GDPT. Công chức có trách nhiệm đảm bảo cho các quy định pháp luật về GDPT được thực thi một cách đầy đủ và chính xác

- Cần nâng cao ý thức trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan trong quản lý

nhà nước về giáo dục phổ thông: Hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về GDPT cũng như thực hiện pháp luật về GDPT phụ thuộc rất lớn vào mức độ quyết tâm của lãnh đạo. Do đó, lãnh đạo cần thường xuyên đi sâu khảo sát nhu cầu của công chức phụ trách quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn để có cơ chế, chính sách phù hợp, cũng như trang bị những cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu công việc của công chức. Ngoài ra, lãnh đạo cần đặt mình lên trước, động viên mọi người hoàn thành mục tiêu đã đề ra; thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và tạo động lực thu hút, phát huy năng lực của đội ngũ công chức nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về GDPT. Các cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng cần phải nhận thức rõ, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Xác định như vậy là vì, muốn người dân đồng lòng, hiệp sức với cấp ủy, chính quyền, hướng vào thực

hiện mục tiêu chung thì họ phải là những người được hướng dẫn và có hiểu biết về pháp luật.

- Nâng cao nhận thức của công chức phụ trách quản lý nhà nước về GDPT: Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về GDPT trước hết, phải thay đổi nhận thức của đội ngũ công chức trên địa bàn, đặc biệt là công chức phụ trách trực tiếp hoạt động này. Cần tạo ra sự đồng thuận, thống nhất giữa cán bộ, công chức trong cơ quan và từ quận đến các phường.

Tiếp tục tuyên truyền cho đội ngũ công chức trên địa bàn quận về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá IX) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến

giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân”; Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc

tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư; Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật..

Thứ hai: Nâng cao chất lượng công chức

Một là, Xây dựng đội ngũ công chức có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ

năng làm việc thành thạo, hiệu quả, gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của công chức, viên chức. Trước hết là đổi mới trong tuyển dụng công chức, viên chức Tổ chức thi tuyển hay xét tuyển phải dựa vào tiêu chí năng lực phù hợp và cạnh tranh một cách khách quan thì mới tìm và tuyển được người giỏi, có tài năng. Những đồng chí được giao trách nhiệm xét tuyển công chức phải công tâm, khách quan và không chịu bất cứ áp lực nào can thiệp vào kết quả tuyển dụng;

đến công tác đào tạo, bồi dưỡng; bố trí điều kiện làm việc, trang thiết bị cần thiết để thực hiện công tác này có hiệu quả; đồng thời có cơ chế, chính sách đặc thù giúp cho việc triển khai thực hiện công tác hộ tịch liên quan đến yếu tố nước ngoài ngang tầm với yêu cầu đối ngoại của đất nước trong tình hình hiện nay;

Ba là, Kiện toàn tổ chức đội ngũ công chức làm công tác phổ biến, giáo

dục pháp luật cùng với đội ngũ công chức làm công tác pháp chế ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục;

Bốn là, Củng cố, mở rộng lực lượng tham gia phổ biến, giáo dục pháp

luật. Ngoài đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy môn pháp luật, giáo dục công dân, đạo đức trong các trường học cần phối kết hợp với đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; các chuyên gia làm công tác pháp luật, các phóng viên, biên tập viên chuyên mục, chương trình pháp luật của các báo, đài;

Năm là, Nâng cao phẩm chất của đội ngũ công chức

Uỷ quận chỉ đạo các cơ quan tăng cường tuyên truyền lực lượng công chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về GDPT. Lực lượng công chức phải lấy tinh thần phục vụ nhân dân, tránh tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho các cơ sở GDPT. UBND quận phải kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với các cơ quan, cá nhân vi phạm. UBND quận cũng cần thiết lập các đường dây tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người dân. Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ý thức phục vụ nhân dân cho công chức, viên chức;

Cần tuyên truyền để đội ngũ giáo viên, những người quản lý giáo dục thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn sư phạm, có hành vi ứng xử đúng mực với đồng nghiệp, họ sinh và phụ huynh học sinh. Cần tuyên truyền để đội ngũ công chức trong ngành giáo dục bên

cạnh phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ thì không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, xứng đáng là một người cán bộ công chức gương mẫu, một nhà giáo mẫu mực;

Bố trí đủ nhân lực, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ năng truyền thông cho pháp luật về GDPT cho đội ngũ chuyên trách và các tuyên truyền viên quận xuống cấp phường. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm;

Trước đây chúng ta chỉ có các cơ sở giáo dục phổ thông trong nước, tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam nói chung và quận Bình Thạnh nói riêng thì các cơ sở giáo dục phổ thông có yếu tố nước ngoài hình thành tương đối nhiều. Do đó, công chức phải có năng lực mới có thể quản lý được. Thậm chí có kiến thức, kỹ năng về tiếng Anh để phục vụ cho công tác quản lý của mình.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm.

- Ý thức nhận thức của công chức, viên chức về thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông phải đầy đủ và chính xác

- Cần phải tăng cường tiến hành tuyên truyền, phổ biến cho công chức, viên chức thường xuyên, liên tục, đa dạng và phong phú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của UBND quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)