Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của UBND quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 88)

Thứ nhất, Ý thức chấp hành pháp luật của cơ sở giáo dục, Thầy cô giáo và học sinh chưa cao

Ý thức của cơ sở giáo dục, Thầy cô giáo và học sinh trong việc chấp hành pháp luật về giáo dục phổ thông còn chưa cao. Một số hành vi vi phạm vẫn tiếp tục vi phạm như: thời gian giảng dạy, thái độ giảng dạy của các giáo viên, yêu cầu, điều kiện thành lập các cơ sở giáo dục. Số trường học “chui” vẫn thành lập gây ra bức xúc cho xã hội. Một số đơn vị tư nhân vì lợi ích cá nhân mà không tuân thủ thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông.

Thứ hai, về nhận thức của đội ngũ công chức

Hiện nay nhận thức của một số cơ quan nhà nước, công chức trong lĩnh vực thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông còn những hạn chế nhất định. Nhiều nơi chưa thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông. Một số đơn vị, địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông mà chỉ xem đây là nhiệm vụ của ngành giáo dục mà chưa phải là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

Thứ ba, Về năng lực, phẩm chất của đội ngũ công chức

Về trình độ công chức thực hiện công tác pháp luật về giáo dục phổ thông ở còn hạn chế, năng lực chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân sự làm công tác thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông chủ yếu là công chức của các ngành, thực hiện chế độ kiêm nhiệm.

Thứ tư, Về sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước

công tác thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông vẫn còn chưa hiệu quả. Việc phối hợp giữa phòng Giáo dục và Đào tạo với các phòng ban chuyên môn khác và UBND các phường chưa thực sự tốt. Trong một số hoạt động tiến hành còn trùng lắp hoặc thiếu sự kết hợp với nhau.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong Chương 2 luận văn đã khái quát về tình hình phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh cũng như khái quát về thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh. Chương 2 đã tìm hiểu thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh dựa trên các nội dung mà luận văn đã tiếp cận trong chương cơ sở lý luận. Dựa trên thực trạng, chương 2 của luận văn đã đánh giá những thành tựu và hạn chế của hoạt động thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh. Đồng thời chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh.

Nội dung của chương 2 chính là cơ sở thực tiễn cùng với cơ sở lý luận ở chương 1 để có thể đề xuất các giải pháp và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh.

Chƣơng 3:

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Một số định hƣớng tăng cƣờng thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông

Việc xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông phải xuất phát từ các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Những chủ trương này sẽ định hướng cho việc đề xuất các giải pháp trong việc thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông, chúng ta phải xuất phát từ những định hướng sau đây:

Thứ nhất: Thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông là một trong những yêu cầu để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân là một trong những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta hướng tới. Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” [26]. Đồng thời Điều 46 Hiến pháp năm 2013 cũng khẳng định “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”. Muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền thì đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức, viên chức và công dân đều phải tuân thủ pháp luật, đề cao tính “thượng tôn pháp luật”. Và hoạt động giáo dục phổ thông cũng phải tuân thủ các quy định pháp luật. Việc thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông là một yêu cầu, đồng thời cũng là một nội dung quan trọng

trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Thứ hai: Thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông là cơ sở để phát triển hệ thống giáo dục phổ thông nói riêng và hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang chú trọng đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và hệ thống giáo dục phổ thông nói riêng. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình” [3]. Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng đòi hỏi các chủ thể trong xã hội phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về giáo dục phổ thông.

Thứ ba: Việc thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông không chỉ đặt ra cho các cơ sở giáo dục phổ thông, học sinh mà còn đối với công chức, viên chức, cơ quan nhà nước

Trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông thì đòi hỏi không chỉ có các cơ sở giáo dục phổ thông, các giáo viên, học sinh mà đòi hỏi các Cơ quan nhà nước, công chức, viên chức cũng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật. Cơ quan nhà nước, công chức, viên chức không chỉ là chủ thể thực thi pháp luật về giáo dục phổ thông mà còn là đối tượng phải chấp hành các quy định pháp luật về giáo dục phổ thông. Điều 3 của

Luật Cán bộ công chức năm 2008 quy định một trong những nguyên tắc thực thi công vụ là “Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật”. Đồng thời tại khoản 4 Điều 8 của Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định nghĩa vụ của công chức là “Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước”

Thứ tư: Việc thực hiện pháp luật phải gắn với tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật

Trong việc thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông nói riêng gắn liền với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục phổ thông. Để thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông đòi hỏi các chủ thể phải am hiểu đầy đủ các quy định pháp luật về giáo dục phổ thông. Muốn vậy các Cơ quan nhà nước phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục phổ thông. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân đã nhấn mạnh “Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn, nhằm làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thông qua đó mà kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật ”[1].

Thứ năm: Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông

Việc thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông chỉ phát huy hiệu quả cao khi các cơ quan nhà nước tiến hành thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giáo dục phổ thông của UBND quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)