Quan điểm, định hướng thực thi chính sách nhà ở xã hội trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 80)

2.2.5 .Về đôn đốc, kiểm tra thực thi chính sách nhà ở xã hội

3.1. Quan điểm, định hướng thực thi chính sách nhà ở xã hội trên địa

3.1. Quan điểm, định hướng thực thi chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bàn tỉnh Bắc Ninh

3.1.1. Quan điểm thực thi chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc trực tiếp đầu tư xây dựng NOXH nhằm giải quyết nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức và một số đối tượng khó khăn về nhà ở. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư tạo lập quỹ NOXH để cho thuê, thuê mua theo quy định của Luật Nhà ở.

Quỹ NOXH phải được đầu tư xây dựng gắn với các dự án nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới hoặc các khu dân cư hiện có để kết hợp khai thác hệ thống hạ tầng sẵn có, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đồng thời phải được quản lý chặt chẽ trong quá trình đầu tư xây dựng cũng như khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Nguồn vốn Nhà nước để đầu tư xây dựng NOXH, bao gồm ngân sách Trung ương (kể cả nguồn vốn trong nước và vốn vay ưu đãi của tổ chức, cá nhân nước ngoài), ngân sách của tỉnh thu được từ việc cho thuê, cho thuê mua từ quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, tiền trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất của các dự án nhà ở, dự án khu đô thị mới và nguồn thu ngân sách khác trên phạm vi địa bàn theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.

NOXH trên địa bàn tỉnh được đầu tư phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế và chất lượng xây dựng theo quy định của pháp luật về nhà và pháp luật về xây dựng, phù hợp với khả năng thanh toán của các đối tượng có thu nhập thấp.

Quỹ NOXH được cho thuê, cho thuê mua theo đúng đối tượng và mức giá do UBND tỉnh quy định cụ thể trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với các quy định tại Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ theo nguyên tắc bảo toàn vốn, sử dụng có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí và không quay trở lại cơ chế bao cấp cũ.

Giải quyết vấn đề NOXH phải gắn với chương trình cải tạo, chỉnh trang đô thị, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ, công chức và một số đối tượng chính sách xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở những chủ trương, chính sách phát triển NOXH của Nhà nước, tỉnh Bắc Ninh sẽ xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn thủ đô trong những năm sắp tới. Tỉnh coi việc giải quyết vấn đề nhà ở cho cán bộ, công chức, công nhân lao động trong các khuc công nghiệp và các đối tượng có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà tỉnh đã và đang áp dụng nhiều giải pháp để tháo gỡ.

Tỉnh sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển quỹ nhà ở trên địa bàn thủ đô trong những năm sắp tới đồng thời kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia xây dựng quỹ nhà ở, tỉnh cũng sẽ có những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp xây dựng nhà ở, góp phần giải quyết tình trạng thiếu nhà ở cho những người thu nhập thấp hiện nay.

Quan điểm của tỉnh là việc giải quyết vấn đề NOXH cho các đối tượng hiện nay là rất cần thiết nhưng phải được tiến hành theo một lộ trình xác định, việc lựa chọn đối tượng được thuê, thuê mua phải hết sức thận trọng, chất lượng nhà ở phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về nhà xã hội do Nhà nước ban hành.

Với Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND về việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2022, định hướng 2030 được thông qua, tỉnh Bắc Ninh đặt ra nhiều mục tiêu cho từng giai đoạn, cụ thể là:

a) Giai đoạn 2017 – 2022:

- Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 30,6 m2/người (trong đó: Đô thị là 33,6 m2/người; nông thôn 26,2 m2/người); diện tích nhà ở tối thiểu 10 m2 sàn/người.

- Tổng diện tích nhà ở tăng thêm 13.053.697 m2 sàn, trong đó: + Nhà ở thương mại: 3.700.000 m2 sàn;

+ Nhà ở công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp: 1.443.607 m2 sàn;

+ Nhà ở cho sinh viên: 60.298 m2 sàn;

+ Nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị: 2.410.973 m2 sàn; + Nhà ở nhân dân tự xây: 5.158.619 m2 sàn.

- Hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng theo chương trình mục tiêu: + Nhà ở cho hộ người có công với cách mạng: 137.500 m2 sàn;

+ Nhà ở cho hộ nghèo: 142.700 m2 sàn.

- Chất lượng nhà ở: Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 98%; tỷ lệ nhà ở bán kiên cố giảm còn 2,0%; không còn nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ.

b) Giai đoạn 2023 – 2030:

- Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 35,5 m2/người (trong đó: Đô thị là 36,9 m2/người; nông thôn 29,7 m2/người); diện tích nhà ở tối thiểu 12 m2 sàn/người.

- Tổng diện tích nhà ở tăng thêm 14.452.489 m2 sàn, trong đó: + Nhà ở thương mại: 8.000.000 m2 sàn;

+ Nhà ở công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp: 1.080.000 m2 sàn;

+ Nhà ở cho sinh viên: 89.001 m2 sàn;

+ Nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị: 1.104.499 m2 sàn; + Nhà ở nhân dân tự xây: 4.028.989 m2 sàn;

+ Nhà ở cho hộ người có công với cách mạng: 150.000 m2 sàn.

- Chất lượng nhà ở: Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 99,0%; tỷ lệ nhà ở bán kiên cố giảm còn 1,0%, không còn nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ.

3.1.2. Yêu cầu đối với việc phát triển kinh tế- xã hội nhằm phát triển NOXH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Ngày 15/5/2019, Thủ tướng Chỉnh phủ ban hành Quyết định số 558/QĐ- TTg phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh gắn với quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, tạo thành một cực của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Bắc Ninh - Vĩnh Phúc, trở thành đô thị văn minh, hiện đại trong vùng thủ đô và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trước đó ngày 17 tháng 10 năm 2018, Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 1369/QĐ-TTg về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Bắc Ninh đặt mục tiêu:

- Tốc độ tăng trưởng ổn định bình quân hàng năm giai đoạn 2018 - 2035: khoảng 11 - 13%;

- Đến năm 2022, dân số toàn tỉnh khoảng 1,56 triệu người; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 65 - 70%;

- Đến năm 2035, dân số toàn tỉnh khoảng 1,8 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 80%;

- Đến năm 2050, dân số toàn tỉnh Bắc Ninh khoảng 2,0 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 90%.

- Chỉ tiêu đất dân dụng khu vực phát triển mới: khoảng 90 m2/người. Phát triển mạnh mẽ lĩnh vực dịch vụ. Điều này nhằm hướng tới việc khuyến khích phát triển các lĩnh vực dịch vụ bao gồm: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bưu chính - viễn thông, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo, tư vấn, vận tải công cộng. Từ đó hướng tới xây dựng Bắc Ninh thành trung tâm công nghiệp, văn hóa hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng trong cả nước, đồng thời Bắc Ninh tiếp tục giữ vai trò là một trong những trung tâm du lịch, là nguồn phân phối du khách lớn của khu vực phía Bắc.

Vấn đề việc làm cũng được hướng đến, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhắm tới mục tiêu giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn người mỗi năm.

Trong nửa đầu năm 2018, toàn tỉnh đạt chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 13.500 lao động và đang trên đà hoàn thành kế hoạch năm. Kết quả này đến từ việc Thực thi đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế, thúc đẩy thị trường lao động, tăng cường liên kết giữa cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp… Riêng xuất khẩu lao động lại đang gặp khó bởi lệnh tạm dừng tiếp nhận từ thị trường Hàn Quốc. Đặc biệt, vấn đề quy hoạch đô thị cũng được chú trọng và trở thành nội dung chính được đưa ra trong Quy hoạch tổng thể của tỉnh. Cụ thể là tỉnh trong thời gian tới sẽ mở rộng, kết hợp xây mới các trục chính đô thị. Vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đặt ra là giải quyết ách tắc giao thông gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng lớn như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, các công trình ngầm...

Cấu trúc vùng đô thị được định hướng thành vùng nội thành ở phía Bắc sông Đuống và vùng ngoại thành ở phía Nam sông Đuống theo định hướng phát triển tỉnh trở thành tỉnh trực thuộc trung ương gồm: 01 đô thị trung tâm Bắc Ninh (vùng nội thành), 01 đô thị vệ tinh loại IV (thị xã Thuận Thành), cùng 02

vùng dân cư nông thôn là Gia Bình và Lương Tài. Cấu trúc không gian được kết hợp giữa cấu trúc mạng hướng tâm và 05 hành lang phát triển, gồm:

- Hành lang phát triển đô thị, dịch vụ dọc quốc lộ 1, nối Từ Sơn - Tiên Du - Bắc Ninh, kết hợp với trục phát triển đô thị Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang. - Hành lang phát triển đô thị, công nghiệp dọc quốc lộ 18, nối từ Yên Phong - Bắc Ninh - Quế Võ, xây dựng các đô thị công nghiệp hoàn chỉnh, phát triển các đô thị dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp.

- Hành lang phát triển đô thị, công nghiệp và nông nghiệp sinh thái công nghệ cao dọc quốc lộ 17, nối từ Quế Võ - Gia Bình - Thuận Thành.

- Hành lang phát triển đô thị dịch vụ dọc quốc lộ 38 và vành đai 04, thành phố Bắc Ninh, Thuận Thành.

- Hành lang phát triển du lịch văn hóa tâm linh - sinh thái dọc sông Đuống. b) Tổ chức lãnh thổ

- Khu vực Bắc sông Đuống là vùng nội thành của thành phố trực thuộc trung ương (đô thị trung tâm) với chức năng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ. Trung tâm khu vực là thành phố Bắc Ninh.

- Khu vực Nam sông Đuống là vùng ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương gồm: Huyện Thuận Thành với chức năng là vùng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp; huyện Gia Bình với chức năng là vùng Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ và huyện Lương Tài với chức năng là vùng Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ. Trung tâm khu vực là đô thị Thuận Thành.

c) Hệ thống đô thị

- Định hướng phát triển hệ thống đô thị đến năm 2035, gồm 07 đô thị: + Đô thị trung tâm Bắc Ninh đô thị loại I với diện tích khoảng 491,07 km2; dân số năm 2035 khoảng 1.340.000 người, được quy hoạch trên các địa bàn:

. Khu vực thành phố Bắc Ninh: Diện tích 82,64 km2; năm 2022 dân số khoảng 295.000 người, năm 2035 khoảng 310.000 người; là trung tâm tổng hợp, hành chính, chính trị của thành phố trong tương lai.

. Khu vực Từ Sơn: Diện tích 61,09 km2; năm 2022 dân số khoảng 230.000 người, năm 2035 khoảng 270.000 người; là trung tâm kinh tế, công nghiệp, dịch vụ.

. Khu vực Tiên Du: Diện tích: 95,6 km2; năm 2022 dân số khoảng 182.000 người, năm 2035 khoảng 210.000 người; là trung tâm dịch vụ thương mại, văn hóa, du lịch và công nghiệp sạch.

. Khu vực Yên Phong: Diện tích 96,93 km2; năm 2022 dân số khoảng 255.000 người; năm 2035 khoảng 320.000 người; là trung tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ.

. Khu Vực Quế Võ: Diện tích 155,11 km2; năm 2022 dân số khoảng 210.000 người, năm 2035 khoảng 230.000 người; là trung tâm công nghiệp, dịch vụ.

+ Đô thị Thuận Thành: Đô thị loại IV; diện tích 117,83 km2; năm 2022 dân số khoảng 183.000 người, năm 2035 khoảng 200.000 người; tính chất là đô thị dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

+ Đô thị Gia Bình - huyện Gia Bình: Đô thị loại V; diện tích 11,03 km2; năm 2022 dân số: khoảng 15.600 người, năm 2035 khoảng 18.500 người; là thị trấn huyện lỵ của huyện Gia Bình.

+ Đô thị Thứa - huyện Lương Tài: Đô thị loại V; diện tích: 11,46 km2; năm 2022 dân số khoảng 19.000 người, năm 2035 khoảng 22.200 người; là thị trấn huyện lỵ của huyện Lương Tài.

+ Đô thị Nhân Thắng - huyện Gia Bình: Đô thị loại V; diện tích 8,19 km2; dân số năm 2022 khoảng 9.000 người, năm 2035 khoảng 10.000 người; là đô thị dịch vụ.

+ Đô thị Trung Kênh - huyện Lương Tài: Đô thị loại V; diện tích xã Trung Kênh 7,04 km2; dân số năm 2022 khoảng 5.000 người, năm 2035 khoảng 10.000 người; là đô thị dịch vụ.

+ Đô thị Cao Đức - huyện Gia Bình: Đô thị loại V; diện tích xã Cao Đức 11,469 km2; dân số năm 2035 khoảng 7.000 người; là đô thị dịch vụ.

3.1.3. Định hướng phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Việc đẩy mạnh phát triển NOXH góp phần quan trọng vào việc tái cấu trúc thị trường bất động sản, khắc phục lệch pha cung-cầu, giúp cho thị trường phát triển ổn định, lành mạnh. Bên cạnh đó, giúp hàng triệu hộ gia đình người có công với nước, hộ nghèo ở nông thôn, khu vực thường xuyên bị thiên tai, bão, lũ có chỗ ở an toàn và ổn định, qua đó, góp phần Thực thi thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết tốt các vấn đề xã hội cấp thiết.

Tỉnh Bắc Ninh kiến nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu sớm ban hành các cơ chế chính sách mới thu hút đầu tư NOXH để hỗ trợ cả chủ đầu tư và người sử dụng; bố trí ngân sách xây dựng thí điểm mô hình đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê với các đối tượng là công nhân trong các khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước…

Đối với các địa phương cần xây dựng chỉ tiêu phát triển NOXH trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của địa phương. Tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị, khu công nghiệp để đảm bảo bố trí quỹ đất cho việc phát triển NOXH, đồng thời, bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu và triển khai các biện pháp khuyến khích cộng đồng, doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển NOXH.

UBND tỉnh đã và đang liên tục rà soát, phân loại dự án phát triển NOXH đã được chấp thuận, xác định các dự án điều chỉnh, tạm dừng, dừng hoặc tiếp tục triển khai. Không cho phép triển khai các dự án không tuân thủ pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát

triển nhà chung của tỉnh và không đủ điều kiện hạ tầng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu về dịch vụ đô thị. Trong đó kiên quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triển khai, đã giao đất, nhưng không sử dụng quá thời gian quy định của pháp luật. Ngoài ra, rà soát quỹ đất 20% tại các khu đô thị, có biện pháp bảo đảm các dự án được triển khai đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công khai các đồ án quy hoạch đô thị, phân khu, quy hoạch chi tiết, kiến trúc nhà ở.

3.2. Một số giải pháp nhằm thực thi tốt hơn chính sách phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)