Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án NHÂN dân cấp HUYỆN THEO yêu cầu cải CÁCH tư PHÁP từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 42 - 47)

dân cấp huyện

Theo các quy định trong Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước và của hệ thống cơ quan xét xử, địa vị pháp lý của TAND huyện chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, chẳng hạn như các quy định pháp luật, việc tổ chức hệ thống các cấp chính quyền hay việc phân định địa giới hành chính ở mỗi quốc gia, hay các nhóm quan hệ cơ bản như:

Một là: Mối quan hệ giữa TAND cấp huyện với cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân cùng cấp, với cơ quan quyền lực cấp trên.

Trên cơ sở nguyên tắc hiến định "Quyền lực Nhà nước thống nhất và thuộc về nhân dân"và các nguyên tắc "Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa(CHXHCN) Việt Nam'' [30], TAND cấp huyện có sự phụ thuộc vào Quốc hội, bởi vì: Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền ban hành ra các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa án, các quy tắc tố tụng của Tòa án. Ngoài ra Quốc hội còn có ảnh hưởng gián tiếp đến TAND cấp huyện đó là Quốc hội bầu và bãi nhiệm chức Chánh án TAND tối cao, có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với vị trí này. Quan trọng hơn nữa là Quốc hội quyết định ngân sách hằng năm của Hệ thống Tòa án.

Hiện nay, theo quy định về Đảng thì Toà án nhân dân cấp huyện nào chịu sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng huyện đó và tổ chức cơ sở Đảng ở Toà án cấp huyện trực thuộc Đảng bộ cấp huyện; cấp uỷ Đảng của huyện quản lý, cho ý kiến khi đề bạt, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo và Thẩm phán Toà án cấp huyện. Về mặt chính quyền, theo quy định của pháp luật, trên nguyên tắc "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương" [30] để đảm bảo thống nhất quyền lực Nhà nước ở địa phương, TAND cấp huyện

được tổ chức theo đơn vị hành chính và chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Chánh án Toà án cấp huyện báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp; Hội thẩm nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; Thường trực Hội đồng nhân dân có chức năng phối hợp với Toà án nhân dân cấp tỉnh trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo Toà án cấp huyện.

Do đó, hoạt động xét xử ở một số Tòa án nhân dân cấp huyện chưa thực sự độc lập, bị can thiệp, chi phối từ các cơ quan, người có thẩm quyền; bộ máy tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện còn thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ; trong tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện còn có sự đan xen, chồng chéo giữa quan hệ tố tụng và hành chính; công tác cán bộ và các điều kiện cơ sở vật chất chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay.

Hai là: Mối quan hệ giữa TAND cấp huyện với TAND cấp trên.

Với tư cách là một trong các cấp Tòa án theo địa giới hành chính (cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương) và theo hai cấp theo thẩm quyền xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm), TAND cấp huyện là một trong các cơ quan tư pháp ở cấp huyện (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án). Về mặt tổ chức TAND cấp huyện có vị trí như là cơ quan "cấp dưới' trực tiếp của TAND cấp tỉnh. Chánh án TAND tỉnh có quyền hạn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong TAND cấp huyện trừ Thẩm phán; Quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán cấp huyện theo quy định; đề nghị, lập hồ sơ báo cáo lên Chánh án TAND Tối cao trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án cấp huyện; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác của Tòa án nhân dân cấp huyện . Sử dụng cán bộ và tổ chức, bố trí công tác phù hợp trong đơn vị cho cán bộ đã được tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.

Toà án nhân dân cấp huyện có mối quan hệ tố tụng và quan hệ hành chính với Toà án nhân dân cấp trên. Bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, thì Toà án phúc thẩm (cấp tỉnh) sẽ xét xử theo thủ tục phúc thẩm; Toà án cấp có thẩm quyền sẽ xét xử, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Đây là điểm mới trong thủ tục giám đốc thẩm, thể hiện ở chỗ Toà án cấp tỉnh không còn thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án cấp huyện.

Ngoài quan hệ tố tụng, giữa Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án cấp trên có mối quan hệ về hành chính, tổ chức. Đó là chịu sự chỉ đạo của Toà án cấp trên về các vấn đề tổ chức nhân sự; báo cáo thống kê, xét xử; dự toán, quyết toán kinh phí hoạt động. Về nguyên tắc, cơ quan cấp bộ nào được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ thì cơ quan đó thực hiện việc quản lý về tổ chức, nhân sự các đơn vị thuộc ngành mình phụ trách, bảo đảm đánhgiá được đúng đắn về phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức trong ngành.

Ba là: Mối quan hệ giữa TAND cấp huyện với cơ quan truyền thông: Truyền thông có vai trò quan trọng trong hoạt động mọi mặt của đời sống. Là nguồn của thông tin, truyền thông đóng góp tích cực vào việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan công quyền, trong đó có hệ thống Toà án. Thông qua truyền thông, công chúng sẽ biết được về các hoạt động của hệ thống Toà án, hiểu biết về quá trình đi đến các quyết định pháp lý, để từ đó tôn trọng, tâm phục, khẩu phục đối với mỗi phán quyết của Toà án, tạo ra niềm tin vào công lý. Đối với phần lớn dân chúng, mối liên hệ chủ yếu của họ với hoạt động của Toà án là thông qua tin tức của các phương tiện thông tin đại chúng. Chính vì vậy, truyền thông – mặc dù không phải là phương tiện duy nhất –

nhưng đóng vai trò quan trọng, là nguồn tin tức và bình luận chủ yếu gây ảnh hưởng lớn nhất đối với các tầng lớp nhân dân về hệ thống Toà án.

Thông tin về các quy định của pháp luật, về hoạt động tố tụng và các tin tức liên quan đến hoạt động của Toà án được các phương tiện truyền thông phổ biến chính xác, kịp thời và đầy đủ, sẽ là kênh truyền tải có hiệu quả nhất để người dân tiếp cận pháp luật; nâng cao dân trí; qua đó tạo sự chuyển biến cơ bản về ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; đồng thời, người dân cũng biết thêm về tình hình tội phạm, các thủ đoạn phạm tội mới để nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ mình và phòng ngừa tội phạm. Để phát huy hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật thì mối quan hệ giữa Toà án và truyền thông phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định như: (1) Toà án phải minh bạch, công khai các hoạt động theo quy định của pháp luật; (2) Toà án phải có trách nhiệm và những biện pháp thích hợp để cung cấp thông tin chính xác, hoàn chỉnh về các hoạt động của mình cho các cơ quan truyền thông; (3) Các cơ quan truyền thông phải có được thông tin và sự giúp đỡ về mặt pháp lý trong việc hiểu biết về cách thức, quy trình làm việc của Toà án và hiểu biết về những vấn đề cụ thể liên quan đến tin tức được đưa, để công chúng hiểu rõ công lý đã được thực thi và cơ sở của việc thực thi công lý.

Không nằm ngoài xu hướng chung trong tiến trình cải cách tư pháp, tăng cường thông tin về các hoạt động của Tòa án là trọng tâm ưu tiên trong quá trình cải cách tư pháp, để hướng tới một nền tư pháp tiến bộ, công khai, minh bạch, bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân.Để thực hiện được điều này, không chỉ có trách nhiệm của Toà án, với tư cách là chủ thể công bố thông tin, mà rất cần đến vai trò quan trọng của các cơ quan truyền thông. Các phương tiện truyền thông đã luôn đồng hành cùng với quá trình xây dựng và

phát triển của hệ thống Toà án Việt Nam, không những là cầu nối giúp phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước; đưa thông tin về các hoạt động của Toà án đến người dân, mà còn chuyển tải các phản ánh, ý kiến của người dân đến Tòa án; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các Tòa án, trong đó có việc khắc phục kịp thời những sai sót trong hoạt động nghiệp vụ để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Nhận thức được vai trò quan trọng của truyền thông trong tổ chức và hoạt động, Tòa án nhân dân cấp huyện đã hưởng ứng việc Tòa án nhân dân tối cao thành lập các cơ quan thông tin, báo chí của hệ thống Tòa án; đồng thời thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền; nâng cao chất lượng thông tin để phục vụ tốt các mặt hoạt động của Tòa án, đặc biệt là công tác xét xử. Các đơn vị truyền thông của Tòa án đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của mình; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông ngoài hệ thống thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của Tòa án.

Như vậy, theo các quy định trong pháp luật hiện hành thì Toà án nhân dân cấp huyện có vị trí độc lập chỉ là tương đối trong bộ máy Nhà nước cũng như trong hệ thống cơ quan xét xử của nước ta. Sự phụ thuộc của TAND cấp huyện vào hệ thống các cơ quan này là tương đối lớn. Những đặc điểm về vị trí của TAND cấp huyện trong bộ máy Nhà nước, trong hệ thống cơ quan xét xử đã ảnh hưởng đến hoạt động của TAND cấp huyện, đặc biệt là phán quyết của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc.

Chính vì vậy, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập và phát huy những kết quả hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện có ý nghĩa hết sức quan trọng,

góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án NHÂN dân cấp HUYỆN THEO yêu cầu cải CÁCH tư PHÁP từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)