Giai đoạn từ 1959 đến 1980

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án NHÂN dân cấp HUYỆN THEO yêu cầu cải CÁCH tư PHÁP từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 54 - 57)

Ngày 31/12/1959, Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Hiến pháp mới của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (công bố ngày 01/01/1960) nhằm đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới là xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Hiến pháp 1959 đã xác định lại vị trí, chức năng của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước, theo đó hai hệ thống cơ quan này không thuộc Hội đồng Chính phủ mà trực tiếp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp 1959, Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 14/7/1960 và ngày 23/3/1961, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức của các Tòa án nhân dân địa phương. Theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật nêu trên thì tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện ở Quảng Bình trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc luôn gắn chặt công tác ngành vào nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân nhằm phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xây dựng cuộc sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc phòng. Đúc rút kinh nghiệm và phát huy những thành quả những năm trước đây.

Tháng 6 năm 1976, thực hiện quyết định của Quốc hội và Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập. Ngay sau khi thành lập, lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên đã xác định phải đẩy mạnh 3 nội dung công tác cấp bách, trong đó có nội dung nhanh chóng ổn định bộ máy ngành Tòa án, đặc biệt là cấp huyện và thị xã, nâng cao trình độ chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo khả năng xét xử đúng pháp luật, xét xử kịp thời các vụ án theo phân cấp quản lý. Mặc dù còn nhiều khó khăn về đào tạo bổ sung cán bộ và thiếu thốn nghiêm trọng về cơ sở vật chất nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của Tòa án nhân dân Tối cao, của lãnh đạo tỉnh Bình trị Thiên nên chỉ trong vòng một năm, hệ thống tổ chức Tòa án 14 huyện, thị xã, thành phố Huế đã được tăng cường một bước và đủ khả

năng xét xử các vụ án theo phân cấp. Riêng địa bàn Quảng Bình, hệ thống Tòa án cấp huyện và thị xã có rất nhiều truyền thống kinh nghiệm hoạt động hàng chục năm nhưng với nhiều lý do như phải điều chuyển chi viện cán bộ cho miền Nam, hoặc tăng cường cho Tòa án cấp tỉnh. Vì vậy, cơ sở tổ chức Tòa án cấp huyện, thị xã có ổn định hơn so với khu vực mới giải phóng nhưng đội ngủ cán bộ vẫn thiếu nghiêm trọng, đặc biệt là thiếu cán bộ được đào tạo chính quy về pháp luật. Trước tình hình đó, Tòa án nhân dân tỉnh đề nghị tỉnh điều chuyển cho một số cán bộ có kinh nghiệm và quá trình công tác, có một ít hiểu biết về kiến thức pháp luật tăng cường cho ngành Tòa án, đồng thời gửi một số cán bộ trẻ theo học các lớp bồi dưỡng ngắn ngày do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức, tiếp nhận một số cán bộ được đào tạo chính quy tại trường đại học Luật về công tác. Ngoài công tác xét xử thì công tác thi hành án cũng được quan tâm chú trọngnhằm đảm bảo hiệu lực của việc xét xử. Trong những năm 1977 – 1978 các Tòa án nhân dân cấp huyện, thị xã ở Quảng Bình, nhờ kiện toàn về tố chức và chấn chỉnh lề lối làm việc, đi đôi với việc kiểm tra, tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ nên hoạt động thi hành án đã đi vào nề nếp. Trong hoạt động của Tòa án cấp huyện đã hạn chế được tình trạng thụ động, mà có những hình thức tích cực hơn, có chiều sâu hơn như: Tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cán bộ nhân dân, xây dựng tổ chức tư pháp ở cơ sở để kịp thời xử lý như vi phạm nhỏ nhặt, kịp thời hòa giải những vụ kiện dân sự, hôn nhân gia đình để hàn gắn đoàn kết và nghĩa vụ gia đình, nghĩa vụ công dân; thực hiện ủy thác và mệnh lệnh của Tòa án. Có thể nói, trong điều kiện có nhiều biến động từ hoàn cảnh chiến tranh sang thời bình, Tòa án nhân dân cấp huyện ở Quảng Bình đã chuyển hướng công tác kịp thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới [43].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án NHÂN dân cấp HUYỆN THEO yêu cầu cải CÁCH tư PHÁP từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)