2.3.1 Thực trạng về cơ cấu tổ chức tại Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. bàn tỉnh Quảng Bình.
Hiện nay, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình có 08 đơn vị Toà án nhân dân cấp huyện với tổng số 82 biên chế công chức và có 20 hợp đồng lao động
theo Nghị định 68 của Chính phủ làm các công việc bảo vệ, tạp vụ và lái xe.Cụ thể:
- Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới có tổng số cán bộ công chức, viên chức là: 19 cán bộ. Gồm: 03 Thẩm phán trung cấp (một Chánh án và 02 Phó chánh án), 04 Thẩm phán sơ cấp, 07 Thư ký và 05 người lao động khác. Về trình độ chuyên môn 16/19 đồng chí có trình độ cử nhân, 03 đồng chí có trình độ cao cấp chính trị, 03 đồng chí có trình độ Thạc sỹ Luật và có 03 đồng chí đang học cao học.
- Tòa án nhân dân huyện Quảng Ninh có tổng số cán bộ công chức, viên chức là: 11 cán bộ. Gồm: 01 Thẩm phán trung cấp (Chánh án), 02 Thẩm phán sơ cấp, 04 Thư ký, 01 Thẩm tra viên và 03 người lao động khác. Về trình độ chuyên môn 09/11 đồng chí có trình độ cử nhân, 02 đồng chí có trình độ cao cấp chính trị, 01 đồng chí đang học cao học.
- Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy có tổng số cán bộ công chức, viên chức là: 14 cán bộ. Gồm: 02 Thẩm phán trung cấp (01 Chánh án và 01 Phó chánh án), 03 Thẩm phán sơ cấp, 05 Thư ký và 04 người lao động khác. Về trình độ chuyên môn 11/14 đồng chí có trình độ cử nhân, 02 đồng chí có trình độ cao cấp chính trị, 02 đồng chí có trình độ Thạc sỹ Luật và có 01 đồng chí đang học cao học.
- Tòa án nhân dân huyện Bố Trạch có tổng số cán bộ công chức, viên chức là: 16 cán bộ. Gồm: 01 Thẩm phán trung cấp, 04 Thẩm phán sơ cấp, 07 Thư ký và 04 người lao động khác. Về trình độ chuyên môn 13/16 đồng chí có trình độ cử nhân, 01 đồng chí có trình độ cao cấp chính trị, có 02 đồng chí đang học cao học.
- Tòa án nhân dân thị xã Ba Đồn có tổng số cán bộ công chức, viên chức là: 13 cán bộ. Gồm: 02 Thẩm phán trung cấp, 01 Thẩm phán sơ cấp, 05 Thư ký và 05 người lao động khác. Về trình độ chuyên môn 10/13 đồng chí
có trình độ cử nhân, 02 đồng chí có trình độ cao cấp chính trị, 01 đồng chí có trình độ Thạc sỹ Luật và có 02 đồng chí đang học cao học
Tòa án nhân dân huyện Quảng Trạch có tổng số cán bộ công chức, viên chức là: 10 cán bộ. Gồm: 01 Thẩm phán trung cấp, 02 Thẩm phán sơ cấp, 04 Thư ký và 03 người lao động khác. Về trình độ chuyên môn 08/10 đồng chí có trình độ cử nhân, 02 đồng chí có trình độ cao cấp chính trị, 02 đồng chí đang học cao học
- Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa có tổng số cán bộ công chức, viên chức là: 10 cán bộ. Gồm: 02 Thẩm phán sơ cấp, 04 Thư ký và 04 người lao động khác. Về trình độ chuyên môn 07/10 đồng chí có trình độ cử nhân, 01 đồng chí có trình độ cao cấp chính trị, 01 đồng chí đang học cao học.
- Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa có tổng số cán bộ công chức, viên chức là: 11 cán bộ. Gồm: 03 Thẩm phán sơ cấp, 05 Thư ký và 03 người lao động khác. Về trình độ chuyên môn 09/11 đồng chí có trình độ cử nhân, 01 đồng chí có trình độ cao cấp chính trị.
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân các huyện trên địa bàn đều có một Chánh án và một Phó chánh án, riêng Tòa án nhân dân thành phố Đồng có hai Phó chánh án. Hầu hết các chức danh lãnh đạo Tòa án cấp huyện đều là Thẩm phán Trung cấp, chỉ một số vị trí do chưa đủ số lượng án hoặc chưa đủ thời gian trong thời gian giữ chức vụ nên chưa đủ điều kiện để bổ nhiệm theo chức danh. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện 100% có trình độ cử nhân luật; 80% Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện có trình độ cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị. Về phẩm chất đạo đức, 100% Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, đa số đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức đối với người cán bộ, Đảng viên theo quy định. 8/8 đơn vị đã thành lập Văn phòng theo quy định, các Văn
phòng đã thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo quy định, đó là thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu của đơn vị. Thực hiện công tác hành chính quản trị, kế toán tài chính của Tòa án nhân dân cấp huyện. Giúp Chánh án trong việc quản lý công sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện. Thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện; thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Tham mưu cho lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc phân công các Thẩm phán giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền. Tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng. Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện. Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện xây dựng các báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý để báo cáo Tòa án nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện và các cơ quan hữu quan khác. Làm đầu mối thực hiện việc rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp. Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện quản lý, tổ chức áp dụng thống nhất các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Tham mưu giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc xây dựng, khai thác, duy trì và phát triển Trang thông tin điện tử. Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Có đơn vị đã bổ nhiệm Thẩm tra viên như đơn vị Tòa án nhân dân huyện Quảng Ninh. Đối với Hội thẩm nhân dân, đều là những đại diện ưu tú được lựu chọn đúng thành phần và được bầu đúng theo quy định, đáp ứng các tiêu chuẩn luật định.
Tòa án nhân dân cấp huyện hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách do Chánh án trực tiếp điều hành. Chánh án, Phó Chánh án chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực công tác được
phân công. Chánh án TAND là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung, hoạt động theo chức năng quy định tại Luật Tổ chức TAND năm 2014. Các Phó Chánh án giúp việc cho Chánh án trên cơ sở sự phân công của Chánh án. Phó Chánh án theo dõi, điều hành một số lĩnh vực công tác được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Chánh án về những hoạt động thuộc phạm vi của mình quản lý.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chưa có các tòa chuyên trách. Đối với Tòa án khu vực cũng chưa được thành lập nhưng theo mô hình dự kiến thì một số đơn vị đã đáp ứng được cơ sở vật chất.
Xác định mục tiêu trọng tâm là kiện toàn cơ cấu tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các loại án nên trong những năm gần đây, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức trong các đơn vị cấp huyện, nhất là đội ngũ Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, Thẩm phán tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp trong tình hình mới. Tòa án nhân dân tỉnh đã cử 02 cán bộ học các lớp Cao cấp lý luận chính trị; có 25 Thẩm phán được cử đi tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ; cử 21 cán bộ đi đào tạo sau đại học tại các trường Đại học trong nước; hàng chục cán bộ được cử đi tập huấn nghiệp vụ, tham gia hội thảo do Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan Trung ương tổ chức. Ngoài ra, TAND tỉnh cũng đã tổ chức các buổi rút kinh nghiệm xét xử, tổ chức nhiều đợt tập huấn cho Hội thẩm nhân dân cấp huyện về nghiệp vụ xét xử và những điểm mới của các Bộ luật Hình sự, Bộ luật dân sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính… nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký và Hội thẩm nhân dân.
Từ đầu năm 2016 đến 30/9/2017, tổ chức bộ máy của hệ thống Tòa án nhân dân cấp huyện tiếp tục được hoàn thiện, củng cố, đáp ứng yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành của các đơn vị. Cụ thể, bổ nhiệm mới 03 Thẩm phán trung cấp ở huyện; bổ nhiệm lại 03 Thẩm phán Trung cấp và 05 Thẩm phán sơ cấp; bổ nhiệm mới 02 Phó Chánh án TAND cấp huyện; bổ nhiệm lại 02 Chánh án cấp huyện và 03 Phó Chánh án cấp huyện; bổ nhiệm mới 08 Chánh văn phòng và 08 Phó Chánh văn phòng Toà án nhân dân cấp huyện; chuyển đổi vị trí công tác và điều động 03 cán bộ, công chức ở Toà án nhân dân cấp huyện. Với cơ cấu tổ chức đảm bảo đúng quy định pháp luật, cùng với những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động ngày càng được nâng lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Bên cạnh những thuận lợi, cơ cấu tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay cũng gặp không ít khó khăn, bất cập như số lượng cán bộ, công chức, nhất là lực lượng Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên mà Tòa án nhân dân tối cao phân bổ hàng năm cho các đơn vị quá ít trong khi tình hình số lượng các loại án tăng lên, tính chất ngày càng phức tạp đã tạo áp lực lớn cho đơn vị trong việc đảm bảo tiến độ xét xử của Hệ thống Tòa án, ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch cán bộ [34].
Qua nghiên cứu cơ cấu tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Một là, về cơ cấu tổ chức đảm bảo theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Hầu hết các đơn vị đều có đầy đủ các chức danh quản lý, chức danh tố tụng và bộ máy giúp việc đảm bảo cho Tòa án nhân dân cấp huyện hoạt động độc lập và có hiệu quả.
Hai là, về chất lượng đội ngũ Thẩm phán, cán bộ công chức Tòa án nhân dân cấp huyệnđều có trình độ đại học trở lên và thường xuyên được sự quan tâm đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, từng bước đáp ứng yêu cầu công tác trong giai đoạn hiện nay.
Ba là, so với yêu cầu nhiệm vụ thì số lượng biên chế của Tòa án nhân