QUẢNG BÌNH THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP
2.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm của Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 1945 đến nay
Quảng Bình là một tỉnh nằm ở miền Trung đất nước, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Làovà phía Đông giáp biển Đông, có diện tích 8.051,50km2. Dân số Quảng Bình hiện nay có hơn 80 vạn người, trong đó đa số là người dân tộc Kinh. Cùng chung sống với người kinh trên mảnh đất này còn có hai dân tộc ít người anh em khác: Bru-Vân Kiều (nói ngôn ngữ Việt – Mường)
Trong hệ thống tổ chức Tòa án ở Quảng Bình, Tòa án nhân dân cấp huyện giữ một vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ án sơ thẩm. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân có thể thấy rằng trải qua các giai đoạn lịch sử cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Tòa án nhân dân cấp huyện đã có những bước phát triển, hoàn thiện và góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở tỉnh Quảng Bình.
2.1.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1959
Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập đã nhanh chóng xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng Nhà nước của nhân dân, vì nhân dân. Ngày 13/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 33-C/SL thành lập các
Tòa án quân sự để xét xử tất cả các người nào vi phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tuy nhiên, do yêu cầu cách mạng, Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa ban đầu mới chỉ thiết lập các Tòa án quân sự để xét xử các vụ án hình sự mà chưa tổ chức thành hệ thống Tòa án các cấp và xét xử các vụ án dân sự. Theo Điều 1 của Sắc lệnh này thì sẽ thiết lập các Tòa án quân sự ở Bắc bộ tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình; ở Trung bộ tại Vinh, Huế, Quảng Ngãi; ở Nam bộ tại Sài Gòn và Mỹ Tho.
Trong tình hình chung, đến đầu năm 1946 ở Quảng Bình chưa có cơ quan Tòa án, các hành vi phạm tội được quy định tại Sắc lệnh 33-C/SL ngày 13 tháng 9 năm 1945 đều do Tòa án quân sự Miền Trung đóng tại thành phố Vinh xét xử, nhưng các việc dân sự tạm thời giao cho Ban Tư pháp trong các ủy ban hành chính tỉnh và huyện đảm nhiệm.
Bước sang năm 1946, thực hiện Sắc lệnh số 13 của Chính phủ về việc thành lập hệ thống tổ chức Tòa án và các ngạch thẩm phán, tháng 3 năm 1946 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình được thành lập do ông Nguyễn Duy Xán làm Chánh án, ông Nguyễn Đình Hàm làm biện lý và có một số thư ký giúp việc. Tòa án sơ thẩm cấp huyện cũng nhanh chóng được thành lập, trụ sở đóng bên cạnh ủy ban điều hành chính huyện. Tổ chức của Tòa án huyện lúc này chỉ có một thẩm phán và một thư ký. Gồm có các Tòa án huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Trạch, huyện Tuyên Hóa. Ngay sau khi thành lập Tòa án các cấp bắt tay vào hoạt động phục vụ Đảng, chính quyền và nhân dân.
Năm 1947, thực hiện chủ trương của hội nghị Tỉnh ủy, ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình được tiếp tục củng cố hoàn thiện tổ chức. thực hiện thông tư của Ngành Tư pháp liên khu IV về tổ chức Tòa án trong tình hình chiến tranh, nhằm phục vụ tốt hơn nữa công cuộc kháng chiến. Thi hành
thông lệnh, Tòa án Quảng Bình chia làm hai phân hạt: phân hạt Nam và phân hạt Bắc.
Từ năm 1950 đến 1954 ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình được tổ chức theo mô hình Tòa án nhân dân vùng bị tạm chiến theo Sắc lệnh 157/SL ngày 11 tháng 7 năm 1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Năm 1952 Tổ chức Tòa án liên huyện được tách ra,thành lập lại Tòa án các huyện như trước. Tổ chức Tòa án các huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy về lại vị trí tiếp tục được cũng cố và xây dựng để nhanh chóng đáp ứng với cuộc kháng chiến. Do hình thái chiến tranh “Cài răng lược” do đó cán bộ ngành Tòa án phải luồn lách qua hệ thống các đồn bốt địch để mở phiên tòa ban đêm ngay vùng căn cứ du kích để xét xử. Ngoài ra ngành Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình đã chú ý củng cố kiện toàn mạng lưới tư pháp và tổ hòa giải, chỉ đạo ban tư pháp xã thực hiện các nhiệm vụ như hòa giải các vụ dân sự, thương sự.
Năm 1954, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời kỳ có nhiều diễn biến phức tạp, Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Linh tạm thời coi như là một tòa án cấp huyện thuộc tỉnh Quảng Bình. Đồng chí Hoàng Văn Phòng - Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Ninh. Như vậy Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Linh cùng với các Tòa án nhân dân huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hoạt động, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhanh chóng đổi hướng tư tưởng, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo về chính quyền,bảo vệ cuộc sống của hòa bình của nhân dân [43].