Khái niệm về Tổ chức và hoạt động Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 29)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.1. Khái niệm về Tổ chức và hoạt động Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Khái niệm tổ chức Tòa án nhân dân

Thuật ngữ “tổ chức” được nhiều ngành khoa học định nghĩa khác nhau: Trong khoa học triết học, tổ chức được hiểu theo nghĩa rộng là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung. Điều này có nghĩa là sự vật luôn tồn tại dưới dạng tổ chức nhất định [11, tr.28].

Theo khoa học về nhân loại học, tổ chức xã hội loài người xuất hiện từ khi xuất hiện loài người. Tổ chức ấy không ngừng hoàn thiện và phát triển cùng với sự phát triển của nhân loại [18, tr.25].

Khoa học luật dân sự phân biệt tổ chức với thể nhân (con người), theo đó tổ chức được hiểu là tập hợp cá nhân, có cơ cấu nhất định [23, tr.42].

Khoa học tổ chức và quản lý định nghĩa tổ chức theo nghĩa hẹp là tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó. Theo nghĩa này, tổ chức là tập thể, có mục tiêu, nhiệm vụ chung [18, tr.25].

Có thể đưa ra một định nghĩa về tổ chức nói chung như sau: Tổ chức là tập hợp của con người trong xã hội, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu xác định; được hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định nhằm đạt mục tiêu chung mà tổ chức đặt ra.

Tổ chức TAND là một tập hợp của con người, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu nhất định, có mục tiêu hoạt động nhất định.

Hơn thế nữa, tổ chức TAND thực hiện một loại quyền lực nhà nước đặc biệt là quyền tư pháp, trọng tâm quyền này là xét xử. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ vô cùng quan trọng này, đối với tổ chức TAND yêu cầu phải có những nguyên tắc chung về cơ cấu.

Như vậy có thể hiểu, tổ chức TAND được cơ cấu theo những nguyên tắc

chung, có các quyền hạn, nhiệm vụ do pháp luật quy định để thực hiện quyền tư pháp, trong đó trọng tâm là quyền xét xử.

Khái niệm hoạt động của TAND

Hoạt động theo từ điển Tiếng Việt: Là sự vận động nhằm một mục đích nào đó [29].

Như vậy, hoạt động là hình thức đặc trưng của mối quan hệ của con người đối với thế giới bên ngoài mà nội dung mối quan hệ là sự thay đổi và cải tạo có chủ đích thế giới bên ngoài.

Như vậy có thể hiểu, Hoạt động của TAND là hoạt động được tuân theo

các nguyên tắc chung do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm công lý, bảo đảm quyền con người, bảo vệ lợi ích quốc gia.

Khái niệm về tổ chức và hoạt động của TAND

Từ các nội dung trình bày trên, có thể đưa ra một định nghĩa chung về tổ chức và hoạt động của TAND như sau: Tổ chức và hoạt động của TAND được

cơ cấu theo những nguyên tắc chung, có các quyền hạn, nhiệm vụ do pháp luật quy định để thực hiện quyền tư pháp, trong đó trọng tâm là quyền xét xử nhằm bảo đảm công lý, bảo đảm quyền con người, bảo vệ lợi ích quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 29)