Thực trạng hoạt động Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk (Trang 53 - 62)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1. Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk

2.1.2. Thực trạng hoạt động Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

a) Thực trạng xét xử các vụ án tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Thẩm quyền, nhiệm vụ của Tòa án các cấp đã được quy định rõ trong các Bộ luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính. Thông qua báo cáo tổng kết công tác năm của TAND tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến năm 2018 số lượng các vụ án mà TAND tỉnh Đắk Lắk phải thụ lý và giải quyết cụ thể như sau:

Năm 2014: Thụ lý 1.101 vụ án; giải quyết 1.095 vụ án. Đạt tỷ lệ 99,4% [55]. Năm 2015: Thụ lý 1.033 vụ án; giải quyết 1.031 vụ án. Đạt tỷ lệ 99,8% [56]. Năm 2016: Thụ lý 1.043 vụ án; giải quyết 1.032 vụ án. Đạt tỷ lệ 98,9% [57]. Năm 2017: Thụ lý 1.049 vụ án; giải quyết 996 vụ án. Đạt tỷ lệ 94,9% [58]. Năm 2018: Thụ lý 1.194 vụ án; giải quyết 1.159 vụ án. Đạt tỷ lệ 97,1% [59]. Trung bình mỗi năm TAND tỉnh Đắk Lắk thụ lý 1.084 vụ án, tỷ lệ giải quyết đạt 98% vượt qua mức chỉ tiêu mà TAND tối cao đã đề ra. TAND tỉnh Đắk Lắk có số lượng án thụ lý và giải quyết mỗi năm từ 1.000 vụ án trở lên, là một trong số những Tòa án trong cả nước có số lượng án thụ lý và giải quyết cao. Số vụ án còn lại chưa giải quyết đều là những vụ án còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật và đang được tiếp tục xem xét, giải quyết. Cụ thể:

- Về xét xử án hình sự

Bảng 2.1 Số liệu các vụ án hình sự sơ thẩm TAND tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết được trong các năm 2014, 2015, 2016, 2017 và 2018:

Năm Cũ còn lại (vụ/bị cáo) Mới thụ lý (vụ/bị cáo) Tổng phải giải quyết (vụ/bị cáo) Đã giải quyết (vụ/bị cáo) Còn lại (vụ/bị cáo) Tỷ lệ giải quyết

Nguồn từ TAND tỉnh Đắk Lắk 2014 6/45 98/366 104/411 103/409 1/2 99% 2015 1/2 84/160 85/162 85/161 0/1 99,9% 2016 0/1 71/160 71/161 68/139 3/22 95,7% 2017 3/22 78/147 81/169 79/166 2/3 97,5% 2018 2/3 82/286 84/289 80/271 4/18 95,2%

Bảng 2.2 Số liệu các vụ án hình sự phúc thẩm TAND tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết được trong các năm 2014, 2015, 2016, 2017 và 2018:

Nguồn từ TAND tỉnh Đắk Lắk

Qua bảng số liệu về số lượng án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm mà TAND tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết trong 05 năm vừa qua, số lượng vụ án và số lượng bị cáo năm sau nhiều hơn năm trước, tính chất phức tạp của từng vụ án ngày càng tăng nên việc xét xử còn gặp nhiều khó khăn. Tình hình này xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm của vùng Tây nguyên, có diện tích tự nhiên là: 13.125 km2, dân số hơn 1,9 triệu người gồm 44 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, Mnông, Thái, Tày, Nùng, người Chăm, Xê Đăng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ, còn có số đông khác là dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Địa hình tỉnh Đắk Lắk hiểm trở, rừng núi hẻo lánh, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với nhiều phong tục tập quán khác nhau. Tình hình an ninh chính trị và di cư tự do đã và đang diễn biến phức tạp; công tác quản lý địa bàn dân cư rất khó khăn. Địa bàn rộng lớn, nhiều dân tộc cùng sinh sống, trình độ dân trí chưa cao nên các tội phạm chủ yếu xảy ra là xâm phạm sở hữu; tính mạng, nhân phẩm, danh dự của con người; an toàn công cộng, trật tự Năm Cũ còn lại (vụ/bị cáo) Mới thụ lý (vụ/bị cáo) Tổng phải giải quyết (vụ/bị cáo) Đã giải quyết (vụ/bị cáo) Còn lại (vụ/bị cáo) Tỷ lệ giải quyết 2014 7/7 531/903 538/910 538/910 0 100% 2015 0/0 548/923 548/923 548/923 0 100% 2016 0/0 542/848 542/848 539/844 3/4 99,4% 2017 3/4 441/710 444/714 442/712 2/2 99,5% 2018 2/2 555/952 557/954 556/953 1/1 99,8%

công cộng; tội phạm về ma túy có nhiều diễn biến phức tạp. Các vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế, tham nhũng hoặc các vụ án được dư luận xã hội quan tâm đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tố tụng trong quá trình giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật và được giải quyết kịp thời, nghiêm minh. Trung bình 01 năm TAND tỉnh Đắk Lắk phải giải quyết trên 1.000 vụ việc các loại, chỉ có 21 Thẩm phán thực hiện công tác xét xử. Như vậy, bình quân mỗi Thẩm phán phải giải quyết 51 vụ việc/năm và trung bình 4,25 vụ/01 tháng, Thẩm phán chỉ có 06 ngày làm việc để nghiên cứu và đem ra xét xử giải quyết xong một vụ án, trong khi đó có những vụ án phức tạp điển hình như: vụ án Y Tuyến Ksơr phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền bị chiếm đoạt lên tới 24 tỷ đồng; Vụ lừa đảo MB24 chi nhánh Đắk Lắk hơn 10 tỷ đồng với 04 bị cáo, 192 người liên quan và 500 bị hại; vụ án “Đánh bạc” gồm 50 bị cáo xảy ra ở huyện Cư M’gar nhưng kết quả xét xử là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không xử oan người vô tội, thời gian giải quyết nằm trong hạn luật định, đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng.

- Về xử án dân sự, (bao gồm các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh

doanh thương mại, phá sản, lao động):

Bảng 2.3 Số liệu các vụ án dân sự sơ thẩm TAND tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết trong các năm 2014, 2015, 2016, 2017 và 2018:

Nguồn từ TAND tỉnh Đắk Lắk

Năm Cũ còn lại Mới thụ lý Tổng phải giải quyết Đã giải quyết Còn lại Tỷ lệ giải quyết 2014 18 21 39 34 5 87,1 2015 5 21 26 24 2 92,3% 2016 2 34 36 32 4 88,8% 2017 4 59 63 43 20 68,3% 2018 20 80 79 62 17 78,5%

Bảng 2.4 Số liệu các vụ án dân sự phúc thẩm TAND tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết trong các năm 2014, 2015, 2016, 2017 và 2018:

Nguồn từ TAND tỉnh Đắk Lắk

Qua bảng số liệu thống kê số lượng án dân sự sơ thẩm, phúc thẩm của TAND tỉnh Đắk Lắk trong 05 năm gần đây, số lượng án dân sự sơ thẩm thụ lý và giải quyết năm sau cao hơn năm trước, thậm chí số lượng vụ án dân sự sơ thẩm năm 2017 nhiều gần gấp đôi so với năm 2016, tính chất phức tạp của từng vụ án ngày một tăng. Qua thống kê cho thấy, các vụ án dân sự mà TAND tỉnh Đắk Lắk giải quyết chủ yếu là các vụ án ly hôn, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về quyền sử dụng đất và tranh chấp về quyền sở hữu. Riêng các tranh chấp liên quan đến đất đai ngày càng nhiều và phức tạp. TAND tỉnh Đắk Lắk đã thường xuyên rà soát các trường hợp án đang tạm đình chỉ để tiếp tục xem xét, giải quyết nếu căn cứ tạm đình chỉ đã hết; hạn chế việc để các vụ việc dân sự quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật.

Năm Cũ còn lại Mới thụ lý Tổng phải giải quyết Đã giải quyết Còn lại Tỷ lệ giải quyết 2014 35 322 357 356 1 99,7% 2015 1 301 302 292 10 96,7% 2016 10 330 340 334 6 98,2% 2017 6 304 310 303 7 97,4% 2018 7 334 341 338 3 99,1%

- Về xét xử án hành chính

Bảng 2.5 Số liệu các vụ án hành chính sơ thẩm TAND tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết trong các năm 2014, 2015, 2016, 2017 và 2018:

Nguồn từ TAND tỉnh Đắk Lắk

Bảng 2.6 Số liệu các vụ án hành chính phúc thẩm TAND tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết trong các năm 2014, 2015, 2016, 2017 và 2018:

Nguồn từ TAND tỉnh Đắk Lắk

Theo bảng số liệu thống kê, các vụ án hành chính sơ thẩm mà TAND tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết trong các năm 2014, 2015, 2016, 2017 và 2018 có xu hướng tăng. Đặc biệt, Bộ luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực thi hành

Năm Cũ còn lại Mới thụ lý Tổng phải giải quyết Đã giải quyết Còn lại Tỷ lệ giải quyết 2014 5 8 13 3 0 100% 2015 1 9 10 10 0 100% 2016 0 31 31 27 4 87,1% 2017 0 120 124 103 21 83,1% 2018 21 141 124 115 9 92,7% Năm Cũ còn lại Mới thụ lý Tổng phải giải quyết Đã giải quyết Còn lại Tỷ lệ giải quyết 2014 4 29 33 33 0 100% 2015 0 28 28 27 1 96,4% 2016 1 17 18 18 0 100% 2017 0 24 24 24 0 100% 2018 0 8 8 7 1 87,5%

từ ngày 01/01/2017 thay đổi về thẩm quyền xét xử án hành chính sơ thẩm nên số lượng vụ án thụ lý và xét xử sơ thẩm tăng gấp 04 lần so với năm 2016.

Hầu hết các vụ án hành chính đều liên quan đến kiện quyết định hành chính và hành vi hành chính về quản lý đất đai, tính chất rất phức tạp, nhiều loại việc còn khá mới nên trong quá trình giải quyết còn gặp phải những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, Tòa án đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức xây dựng hồ sơ vụ án, thu thập đầy đủ chứng cứ cần thiết để đảm bảo giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật về nội dung và thời hạn xét xử.

Trong năm 2014, 2015 khi Luật tổ chức TAND 2002 còn hiệu lực pháp luật, TAND tỉnh Đắk Lắk vẫn thực hiện giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân và gia đình, hành chính, lao động.

Để chất lượng xét xử được nâng cao, lãnh đạo TAND tỉnh đã quán triệt, chấn chỉnh việc nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị cho phiên xét xử. HĐXX đã chú trọng xây dựng kế hoạch xét hỏi và tranh luận, đảm bảo cho các bên tham gia tố tụng bình đẳng trong việc trình bày toàn bộ ý kiến liên quan đến việc giải quyết vụ án, đưa ra các chứng cứ, yêu cầu và tranh luận dân chủ tại phiên tòa. Phán quyết của HĐXX đều căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng và trên cơ sở xem xét toàn diện, khách quan các chứng cứ của vụ án được thẩm tra tại phiên tòa. Vì vậy, chất lượng xét xử các loại án của TAND Đắk Lắk ngày càng được nâng cao, không để xảy ra tình trạng oan sai, hạn chế tình trạng án bị hủy, sửa nghiêm trọng. Về cơ bản các phán quyết của TAND tỉnh Đắk Lắk đúng pháp luật; bảo vệ công lý, các quyền con người, quyền công dân. Các phán quyết của được ban hành trong thời hạn luật định, không có án bị quá hạn.

Tỷ lệ giải quyết các vụ án cao, vượt trên mức chỉ tiêu do TAND tối cao đề ra. Đã tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng công

tác xét xử. Điển hình năm 2018 TAND và VKSND dân hai cấp đã phối hợp tổ chức 184 phiên tòa rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp. Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên tham gia Chánh án TAND tỉnh đã ban hành văn bản chấn chỉnh việc tổ chức xét xử của từng phiên tòa đến từng đơn vị trực thuộc để thực hiện đảm bảo đúng pháp luật, góp phần thực hiện tốt yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Đã công khai các bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của TAND tối cao tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát hoạt động xét xử, có ý kiến phản hồi tích cực cũng như ý kiến xây dựng các bản án, quyết định của Tòa án.

-Về Hội thẩm nhân dân

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk bầu chọn được 24 HTND tham gia công tác xét xử của Tòa án. Trong đó có các HTND là người dân tộc thiểu số, đại diện ngành giáo dục, đoàn thanh niên đảm bảo cho việc xét xử những vụ án có bị cáo là người chưa thành niên. Đa số các HTND đều là trưởng, phó các cơ quan, đơn vị, các tổ chức hội hoặc cán bộ về hưu có trình độ, nhận thức về xã hội và pháp luật đảm bảo cho quá trình xét xử được đánh giá khách quan, toàn diện hơn.

b) Thực trạng giải quyết các việc khác tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

- Về thi hành án hình sự:

Năm 2014, TAND tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định thi hành án đối với 2.762 người bị kết án, uỷ thác thi hành án đối với 211 người. Đã xét giảm án, tha tù trước thời hạn cho 1.459 phạm nhân. Đã thi hành án tử hình đối với 03 người bị kết án tử hình, hiện còn 05 người bị kết án chưa được thi hành do chưa đủ điều kiện thi hành án [55].

Năm 2015, TAND tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định thi hành án đối với 2.645 người bị kết án, uỷ thác thi hành án đối với 206 người. Đã xét giảm án, tha tù trước thời hạn cho 1.734 phạm nhân; xét miễn, giảm thời gian thử thách

của án treo đối với 56 trường hợp. Đã thi hành án tử hình đối với 02 người bị kết án tử hình, hiện còn 06 người bị kết án chưa được thi hành do chưa đủ điều kiện thi hành án [56].

Năm 2016, TAND tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định thi hành án đối với 2.383 người bị kết án, uỷ thác thi hành án 191 trường hợp; quyết định giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt tù, tha tù trước thời hạn cho 1.670 phạm nhân cải tạo tốt; thi hành án tử hình đối với 02 người bị kết án (hiện còn 04 người bị kết án chưa được thi hành do chưa đủ điều kiện thi hành án) [57].

Năm 2017, TAND tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định thi hành án đối với 2.010 người bị kết án, uỷ thác thi hành án 204 trường hợp; quyết định giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt tù, tha tù trước thời hạn cho 1.861 phạm nhân cải tạo tốt; thành lập Hội đồng thi hành án tử hình đối với 01 trường hợp nhưng phát sinh tình tiết mới nên công tác thi hành án tạm dừng (hiện còn 03 người bị kết án chưa được thi hành do chưa đủ điều kiện thi hành án) [58].

Năm 2018, TAND tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định thi hành án đối với với 2.209 người bị kết án, uỷ thác thi hành án 204 trường hợp; quyết định giảm một phần thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với 1.783 phạm nhân; tha tù trước thời hạn đối với 198 phạm nhân, tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với 89 phạm nhân cải tạo tốt tại trại giam và trại tạm giam đóng trên địa bàn tỉnh; thành lập Hội đồng thi hành án tử hình đối với 02 trường hợp [59].

Nhìn chung, công tác thi hành án hình sự được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật; đảm bảo ban hành quyết định thi hành án hình sự và ủy thác thi hành án hình sự đúng trình tự, thời hạn đối với 100% số người bị kết án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Việc cho hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án, miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và thời gian thử thách của án treo đảm bảo chính xác và được theo dõi chặt chẽ. Đồng thời phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc quản lý các đối tượng thi hành hình phạt án treo, cải tạo không giam giữ ở địa phương.

- Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tư pháp:

Công tác trực tiếp dân được chú trọng, có các quy trình, quy định liên quan đến hoạt động tiếp dân, lịch tiếp công dân, nội quy phiên tòa; lịch xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)