Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 33)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Tòa án nhân dân tỉnh có vị trí, vai trò, chức năng giống TAND và hoạt động dựa trên các nguyên tắc Hiến pháp 2013 quy định. Tuy nhiên, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của TAND tỉnh khác với TAND tối cao, TAND cấp cao và TAND cấp huyện, cụ thể:

- Về cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của TAND cấp tỉnh theo Điều 38 Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định [21, tr.15, 16] gồm:

+ Ủy ban Thẩm phán:

Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh, gồm Chánh án, Phó Chánh án và một số Thẩm phán. Số lượng thành viên của Ủy ban Thẩm phán do Chánh án TAND tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phiên họp Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án chủ trì.

Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh, có nhiệm vụ, quyền hạn:

Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Thảo luận báo cáo công tác của Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với TAND tối cao và Hội đồng nhân dân cùng cấp; Tổng kết kinh nghiệm xét xử;

Thảo luận về kiến nghị của Chánh án TAND tỉnh đề nghị Chánh án TAND cấp cao, Chánh án TAND tối cao xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án.

+ Các Tòa chuyên trách gồm có: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Có nhiệm vụ sơ thẩm những vụ việc theo quy định của pháp luật; Phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao.

Căn cứ quy định hiện tại và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án TAND tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách.

+ Bộ máy giúp việc của Tòa án tỉnh [38] gồm có: Văn phòng;

Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án;

Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng.

TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động, ngoài ra còn có Hội thẩm nhân dân. Các chức danh trên được pháp luật quy định đầy đủ và chặt chẽ các điều kiện, tiêu chuẩn và quy trình để được bổ nhiệm vào từng vị trí chức vụ, chức danh tương ứng, cụ thể:

- Chánh án TAND tỉnh (Điều 42 Luật tổ chức TAND năm 2014):

+ Chánh án TAND tỉnh do Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

+ Nhiệm kỳ của Chánh án TAND là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. + Chánh án TAND có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật tổ chức TAND tối cao và các văn bản hướng dẫn của TAND tối cao.

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

- Phó Chánh án TAND tỉnh (Điều 43 Luật tổ chức TAND năm 2014):

Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Nhiệm kỳ của Phó Chánh án TAND tỉnh là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

Phó Chánh án TAND tỉnh giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.

- Chánh tòa Tòa chuyên trách:

Gồm có Chánh tòa Tòa hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, gia

đình và người chưa thành niên vv… số lượng các Chánh tòa Tòa chuyên trách phụ thuộc vào số lượng Tòa chuyên trách tỉnh đó thành lập. Về điều kiện, tiêu chuẩn của Chánh tòa Tòa chuyên trách: Chánh án tỉnh trưc tiếp bổ nhiệm, có nhiệm kỳ 05 năm, có nhiệm vụ quản lý hành chính và chuyên môn hoạt động xét xử liên quan đến lĩnh vực của Tòa mình phụ trách.

- Phó Chánh tòa Tòa chuyên trách: Gồm có Phó Chánh tòa Tòa hình

sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, gia đình và người chưa thành niên vv… số lượng các Chánh tòa Tòa chuyên trách phụ thuộc vào số lượng Tòa chuyên trách tỉnh đó thành lập. Về điều kiện tiêu chuẩn của Phó Chánh tòa Tòa chuyên trách: Do Chánh án tỉnh trưc tiếp bổ nhiệm, có nhiệm kỳ 05 năm, có nhiệm vụ giúp Chánh tòa Tòa chuyên trách quản lý hành chính và chuyên môn hoạt động xét xử liên quan đến lĩnh vực của Tòa mình phụ trách.

- Trưởng phòng nghiệp vụ: Gồm có Chánh Văn phòng, Trưởng phòng

Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng; Trưởng phòng Kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án. Về điều kiện tiêu chuẩn của các chức vụ trưởng phòng nghiệp vụ: Do Chánh án tỉnh trực tiếp bổ nhiệm, nhiệm kỳ 05 năm, có nhiệm vụ giúp Chánh án vận hành các hoạt động của cơ quan và thực hiện các nhiệm vụ pháp luật quy định Chánh án phải thực hiện.

- Phó Trưởng phòng nghiệp vụ: Gồm có Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng; Trưởng phòng Kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án. Về điều kiện tiêu chuẩn của các chức vụ Phó trưởng phòng nghiệp vụ: Do Chánh án tỉnh trưc tiếp bổ nhiệm, nhiệm kỳ 05 năm và có nhiệm vụ giúp trưởng phòng triển khai thực hiện các hoạt động của đơn vị mình phụ trách.

- Thẩm phán: Gồm có Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và thẩm phán sơ cấp. Nhiệm kỳ đầu tiên của Thẩm phán là 05 năm và các nhiệm

kỳ tiếp theo là 10 năm. Chức danh Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm. Thẩm phán có nhiệm vụ giải quyết, xét xử tất cả các vụ việc theo quy định của pháp luật. Ngoài ra để được bổ nhiệm làm thẩm phán phải có đủ các điều kiện tiêu chuẩn quy định tại Điều 67, 68 Luật Tổ chức TAND năm 2014 [21, tr. 24, 25, 27, 28, 29].

- Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên:

Lần đầu tiên trong Luật tổ chức TAND năm 2014 ghi nhận Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên là một chức danh tư pháp, đây là một bước tiến mới trong quá trình cải cách tư pháp. Ngoài ra còn quy định rõ về điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên. Bên cạnh đó, quy định nhiệm vụ, quyền hạn cũng như chế độ chính sách của từng ngạch Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên (Điều 92, Điều 93 Luật Tổ chức TAND năm 2014).

- Ngoài ra, còn có các công chức khác và người lao động: Ví dụ: Kế toán, Lưu trữ viên, Chuyên viên, Lái xe, Nhân viên bảo vệ, Nhân viên phục vụ vv...

- Hội thẩm nhân dân không nằm trong Tổ chức của TAND cấp tỉnh nhưng lại nằm trong Hoạt động của TAND cấp tỉnh đó là thành viên Hội đồng xét xử sơ thẩm. HTND được bầu theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân. Nhiệm kỳ của HTND là 05 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)