Số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk (Trang 42 - 44)

7. Kết cấu của Luận văn

1.3.3.Số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp

1.3.3.Số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân

nhân dân cấp tỉnh

- Số lượng cán bộ, công chức: Căn cứ vào tổng biên chế, số lượng, cơ

cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Chánh án TAND tối cao sẽ phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán, công chức, viên chức và người lao động của các đơn vị trực thuộc các TAND. Dựa vào số lượng án giải quyết hằng năm Chánh án TAND tối cao sẽ phân bổ biên chế Thẩm phán cho TAND tỉnh đó tương ứng với số lượng án giải quyết. Tuy nhiên hiện nay, số lượng Thẩm phán còn thiếu so với nhu cầu thực thế. Theo quy định của Tòa án tối cao [47] , 01 Thẩm phán 01 tháng chỉ giải quyết

08 vụ. Tuy nhiên, thực tế số lượng án 01 Thẩm phán phải giải quyết gấp đôi, trung bình 16 đến 18 vụ/tháng. Thẩm phán giải quyết quá nhiều án sẽ dẫn đến chất lượng án xét xử giảm. Hiện nay, việc phân bổ biên chế Thẩm phán ở các TAND tỉnh nói riêng và TAND huyện nói chung đều thiếu biên chế Thẩm phán. Thực hiện Nghị quyết 39 của Trung ương về tinh giản biên chế mỗi năm phải giảm 10%/ tổng số biên chế được giao đã tăng thêm những khó khăn cho hoạt động của Tòa án về công tác xét xử, thiếu về nhân lực. Hiện nay, để vừa thực hiện việc tinh giảm biên chế lại vừa đảm bảo công tác xét xử thì TAND tối cao đã có giải pháp lấy nguồn từ Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên, do đó số lượng Thẩm phán tăng lên nhưng số lượng Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên lại giảm đi không được bù vào dẫn đến thiếu hụt Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên. Vì vậy, bài toán về biên chế của Hệ thống Tòa án nước ta nói chung và TAND tỉnh nói riêng đang là một bài toán khó về việc thiếu biên chế, biên chế phân bổ không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế, trong khi số lượng án năm sau cao hơn năm trước, các vụ án án có tính chất phức tạp ngày càng nhiều.

Bên cạnh việc phân bổ số lượng Thẩm phán, TAND tối cao còn phân bổ số biên chế Thư ký, Thẩm tra viên, các chức danh khác như Kế toán, chuyên viên về công nghệ thông tin, Văn thư - Lưu trữ cho TAND tỉnh để tổ chức và hoạt động của TAND tỉnh được đảm bảo.

- Chất lượng cán bộ, công chức: Chất lượng cán bộ, công chức Tòa án

nhân cấp tỉnh ngày càng được nâng cao. Số lượng cán bộ có chức danh tư pháp như Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên đều đạt trình độ cử nhân luật trở lên. Trong những năm gần đây, nguồn cán bộ tuyển dụng đầu vào đều là cử nhân chính quy. Trước yêu cầu và nhiệm vụ chính trị, hằng tháng TAND tối cao tổ chức các buổi tập huấn trực tuyến theo từng chuyên đề và giải đáp thắc mắc cho toàn thể các Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên trong hệ thống TAND được tham gia để nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng xét xử, đẩy lùi tình trạng án oan, sai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk (Trang 42 - 44)