Nguyên nhân hạn chế của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 85)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2. Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk

2.2.3. Nguyên nhân hạn chế của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

a) Nguyên nhân hạn chế của tổ chức Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

- Về đội ngũ cán bộ, công chức:

Thứ nhất, tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác của một số công chức còn yếu và chậm đổi mới. Vẫn còn có những Thẩm phán thiếu tích cực rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, còn tư tưởng cơ hội, vụ lợi; có những Thẩm phán chưa tích cực, chủ động trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; vẫn còn hiện tượng Thẩm phán có tư tưởng chán nản, không yên tâm công tác muốn được chuyển sang những công việc có thu nhập cao hơn. Công tác đào tạo về trình độ lý luận chính trị vẫn còn hạn chế, hàng nằm chỉ cử từ 01 đến 02 đồng chí đi học Cao cấp lý luận chính trị vì phải phụ thuộc vào biên chế phân bổ từ cấp Ủy địa phương, trong khi đó nhu cầu cán bộ lãnh đạo đương nhiệm và cán bộ quy hoạch cần

được đào tạo lý luận chính trị còn nhiều. Đây là một trong những hạn chế lớn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của TAND tỉnh Đắk Lắk dẫn đến tình trạng đội ngũ chưa nâng cao được bản lĩnh chính trị, dễ sa ngã.

Thứ hai, công tác đánh giá cán bộ, công chức nói chung và Thẩm phán nói riêng vẫn dung phương pháp truyền thống là bình bầu. Do đó rất dễ chi phối bởi nể nang, tình cảm cá nhân, thiếu khách quan công bằng gây hậu quả xấu cho công tác lựa chọn bố trí sắp xếp bổ nhiệm, quy hoạch chức danh, chức vụ.

Thứ ba, nguyên tắc thẩm Thẩm phán, HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được thực hiện nhưng chưa tuyệt đối, cụ thể:

+ HTND là những thành viên không thể thiếu được trong hoạt động xét xử của mỗi vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của HTND, cơ chế bầu, cử HTND và thực trạng hoạt động của HTND còn nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập khiến việc HTND tham gia hoạt động xét xử của Tòa án còn mang tính hình thức, vẫn chưa phát huy được hết vị trí, vai trò quan trọng mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định. Qua công tác xét xử cho thấy, HTND chưa phát huy được hết quyền năng của mình, có những HTND chỉ đến nghiên cứu kết luận điều tra, bản cáo trạng hoặc có trường hợp không nghiên cứu hồ sơ nhưng vẫn tiến hành hoạt động xét xử tại Tòa án, vì vậy, HTND sẽ rơi vào tình trạng lệ thuộc, thiếu chủ động trong quá trình chứng minh tội phạm cũng như quyết định việc giải quyết vụ án, khiến cho công chúng nhìn nhận về sự tham gia của HTND chỉ là hình thức, tham gia cho đủ thành phần.

+ Thẩm phán bị áp lực khác tác động, bị lúng túng khi tham gia giải quyết vụ án như: Vẫn còn tình trạng Thẩm phán tham khảo ý kiến của lãnh đạo Tòa án. Việc trao đổi ý kiến lãnh đạo về “đường lối giải quyết vụ án” vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong các Thẩm phán. Tình trạng “báo cáo án”, “thỉnh thị

động Tòa án, như “nguyên tắc Thẩm phán, HTND xét xử độc lập”, “nguyên

tắc xét xử tập thể”, làm cho những nguyên tắc này trở nên hình thức và không

được tôn trọng, làm giảm vai trò của HTND, phá vỡ nguyên tắc tính đại diện của nhân dân trong xét xử. Thẩm phán, HTND đôi khi còn chịu áp lực của công luận là đăng tải nhiều bài viết về một vụ án chưa xét xử; chịu ảnh hưởng và tác động của bản kết luận điều tra hoặc cáo trạng khi nghiên cứu hồ sơ nên có thể không độc lập trong quá trình xem xét và đánh giá chứng cứ.

+ Vẫn còn tình trạng Thẩm phán và HTND lệ thuộc vào kết quả điều tra, những thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Trong nhiều trường hợp, HĐXX tin vào kết quả điều tra có trong hồ sơ vụ án mà không coi trọng tới những ý kiến trình bày tại phiên tòa, chưa thực sự coi trọng nguyên tắc tranh tụng mà vẫn nặng về thẩm vấn, xét hỏi, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia tố tụng. Do đó, phán quyết của HĐXX còn mang tính áp đặt, nên vẫn còn tình trạng bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới bị Tòa án cấp trên hủy, sửa nhiều.

+ Chế độ đãi ngộ đối với Thẩm phán vẫn còn nhiều bất hợp lý. Mức lương của Thẩm phán chưa tương xứng với mức độ cống hiến, không bảo đảm bù đắp cho những hao tổn về sức lao động, kiến thức, trí tuệ mà Thẩm phán đã bỏ ra, chưa đảm bảo sự công bằng. Đây là một trọng những nguyên nhân quan trọng có thể làm ảnh hưởng đến tính độc lập, công minh của Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ xét xử. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố tác động đến năng lực độc lập trong hoạt động xét xử của Thẩm phán đó là cơ chế bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đối với Thẩm phán và gia đình họ. Trong những năm gần đây xuất hiện khá nhiều trường hợp Thẩm phán bị hành hung. Đây là vấn đề đáng báo động vì trên thực tế đã xảy ra những việc Thẩm phán bị hành hung, bị giết để trả thù vì lý do công vụ. Điều này khiến cho Thẩm phán không thể yên tâm trong khi thực hiện nhiệm vụ xét xử. Vấn đề này cần được sớm quan tâm giải quyết để góp phần vào việc nâng cao năng lực độc lập của Thẩm phán.

-Về đội ngũ lãnh đạo:

Nguyên nhân, đa số lãnh đạo là những người gần về hưu, tuổi cao nên việc tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, có một số lãnh đạo chưa được cử đi đào tạo về quản lý hành chính nhà nước nên trong công tác quản lý vẫn còn nhiều khó khăn. Đội ngũ lãnh đạo chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo.

-Về Ủy ban Thẩm phán:

Thành viên Ủy ban Thẩm phán là những người kiêm nhiệm nên trong quá trình hoạt động vẫn còn những hạn chế nhất định.

-Về các tòa chuyên trách:

Nguyên nhân các tòa chuyên trách để xảy ra tình trạng án quán hạn, bị hủy, bị sửa do số lượng Thẩm phán vẫn còn thiếu so với thực tế. Quy trình bổ nhiệm, tái bổ nhiệm Thẩm phán còn chậm. Quy định của pháp luật thay đổi mà chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng kịp thời. Số lượng các vụ án hàng năm thụ lý và giải quyết năm sau cao hơn năm trước, độ phức tạp của từng vụ việc ngày càng nhiều, trong khi số lượng Thẩm phán không được đảm bảo. Có Thẩm phán phải xét xử 18 vụ việc trong một tháng gây nên áp lực cho Thẩm phán. Theo TAND tối cao nếu 01 Thẩm phán giải quyết trên 12 vụ án trong một tháng thì nguy cơ rủi ro rất cao vì không có nhiều thời gian nghiên cứu kỹ hồ sơ. Áp lực về án quá hạn, áp lực chất lượng xét xử, giải quyết các vụ án, thời gian để nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị xét xử quá ít. Một số Thẩm phán chưa tích cực, tự giác trong việc học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ, năng lực của một số Thẩm phán vẫn còn chế. Tất cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên dẫn đến tình trạng vẫn còn một số bản án bị hủy, sửa.

-Về bộ máy giúp việc

+ Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng: Chức năng thanh tra của phòng vẫn chưa được thực hiện vì TAND tối cao chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động này nên TAND tỉnh Đắk Lắk vẫn

chưa triển khai. Công tác bổ nhiệm vẫn còn chậm trễ vì phải đợi kết luận tiêu chuẩn chính trị từ cấp Ủy cùng cấp. Nhân sự làm công tác tổ chức, cán bộ không được đào tạo về nghiệp vụ tổ chức, cán bộ nên trong quá trình triển khai, thực hiện công việc còn lúng túng, bị động.

+ Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án: Công tác kiểm tra nghiệp vụ TAND cấp huyện vẫn còn hạn chế vì cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra án chỉ có 02 Thẩm phán, 03 Thẩm tra viên, 03 Thư ký theo dõi một lĩnh vực quá rộng lớn từ khâu ra các loại quyết định đến việc xét giảm án, xoá án tích và theo dõi, kiểm tra chuyên môn công tác thi hành án của 15 Tòa án cấp huyện nên không thể bao quát hết được.

+ Văn phòng TAND tỉnh: Số liệu báo cáo đôi khi vẫn còn chậm trễ, sai sót là do văn phòng TAND tỉnh là nơi tổng hợp báo cáo số liệu của TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk nên trong quá trình báo cáo vẫn còn một số TAND cấp huyện báo cáo số liệu vẫn còn chậm trễ và có sai sót.

Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại chưa nhanh chóng là do pháp luật quy định Văn phòng là nơi giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cao song việc quy định như vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng trả lời đơn thư vì Văn phòng không có đủ con người và cũng không nắm rõ từng vụ việc một nên cần phải chuyển cho các Tòa chuyên trách nghiên cứu, tham mưu cho ý kiến rồi mới chuyển lại về Văn phòng để trả lời đơn, như vậy sẽ tốn nhiều thời gian để giải quyết.

b) Nguyên nhân hạn chế của hoạt động Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

- Về hoạt động xét xử

+ Lĩnh vực hình sự: Một trong những nguyên nhân chủ yếu của những khuyết điểm khi xét xử các vụ án hình sự là do địa bàn tỉnh Đắk Lắk khá rộng, mật độ dân số thấp, tập trung hơn 40 dân tộc cùng sinh sống trên 01 địa bàn nên tình hình tội phạm diễn ra phức tạp. Đặc biệt, tỉnh Đắk Lắk là vùng kinh tế trọng điểm, trung tâm của khu vực Tây nguyên nên trên địa bàn có

xuất hiện một số tổ chức, cá nhân chống phá chính quyền, xúi dục đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn như người: Êđê, M’Nông, vv... tham gia, nên việc giải quyết án hình sự ngày một phức tạp hơn, dễ dẫn đến những sai sót. Mặt khác, cơ quan điều tra chưa thu thập đầy đủ các chứng cứ đầy đủ nên dẫn đến việc sai sót trong việc định tội, bỏ lọt tội phạm. Vẫn còn tình trạng án bị sửa, phần lớn các sai sót chủ yếu là do việc điều tra không đầy đủ. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, các Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ, chưa chú trọng việc đánh giá chứng cứ, đánh giá không đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo.

+ Lĩnh vực dân sự: Nguyên nhân của những hạn chế trong việc xét xử, giải quyết án dân sự là kinh tế ngày càng phát triển nhanh chóng nên phát sinh nhiều hoạt động giao dịch mới, thậm chí có những giao dịch pháp luật chưa có quy định cụ thể dẫn đến có nhiều tranh chấp và tính chất trở nên phức tạp. Phần lớn các tranh chấp dân sự trên địa bàn tỉnh là tranh chấp liên quan đến đất đai có tính chất rất phức tạp, khó giải quyết, thời gian giải quyết kéo dài, địa bàn rộng lớn dẫn đến việc tống đạt, xác minh thu thập chứng cứ, đi lại giữa những người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng khó khăn. Khó khăn lớn nhất của việc giải quyết án dân sự là sự thiếu hợp tác giữa các đương sự như bị đơn, người liên quan vì tâm lý lo sợ, e ngại khi đến Tòa án để giải quyết nên dẫn đến dễ vi phạm thủ tục tố tụng liên quan đến tống đạt văn bản cho đương sự. Mặt khác, hiện nay hệ thống pháp luật về dân sự, đất đai còn nhiều vướng mắc chưa được giải đáp.

+ Lĩnh vực hành chính: Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại trong việc giải quyết các vụ việc hành chính là do các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND hay UBND thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND tỉnh ngày càng tăng, các vụ án có tình tiết phức tạp ngày một nhiều nên Thẩm phán gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết vụ án. Các cơ quan hành chính nhà nước chưa tích cực trong công tác phối

hợp giải quyết vụ án hành chính, chưa thực hiện nghiêm túc quy định tại Điều 60 Bộ luật tố tụng hành chính về ủy quyền tham gia tố tụng ví dụ như: Người bị kiện Chủ tịch UBND hoặc UBND chưa chấp hành nghiêm các quyết định của Tòa án; một số trường hợp “người bị kiện” không có phản hồi kịp thời đối với nội dung vấn đề bị kiện; việc cung cấp hồ sơ, tài liệu ở cấp sơ thẩm không đầy đủ, dẫn tới thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, tỷ lệ giải quyết thấp.

- Về Hội thẩm nhân dân: Nguyên nhân do một số HTND còn đương

nhiệm công tác ở các cơ quan khác nên chưa có nhiều thời gian để tham gia nghiên cứu, xét xử các vụ án.

- Về công tác thi hành án hình sự: Do các quy định pháp luật về Thi

hành án hình sự vẫn chưa hoàn toàn hoàn thiện, trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, bất cập dẫn đến hoạt động trong công tác phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền sự chưa thống nhất trong nhận thức về thi hành án hình sự.Quy chế phối hợp thực hiện giữa các cơ quan còn chưa được thực hiện đầy đủ, đặc biệt giữa các cơ quan y tế với các cơ quan tiến hành tố tụng nên đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Mặt khác, đội ngũ cán bộ làm thi hành án hình sự tại TAND tỉnh gồm có 07 người, chức danh chuyên môn là Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên theo dõi một lĩnh vực quá rộng lớn từ khâu ra các loại quyết định đến việc xét giảm án, xoá án tích và theo dõi, kiểm tra chuyên môn công tác thi hành án của 15 Toà án cấp huyện nên không thể bao quát hết được.

- Về công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tư pháp:

Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức chưa chặt chẽ. Do công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tư pháp là hoạt động phức tạp, đòi hỏi vừa linh hoạt, mềm dẻo vừa đúng nguyên tắc, đúng quy định pháp luật; trong khi đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được quan tâm, củng cố đúng mức nên phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Chính sách pháp luật còn bất cập, chưa

phù hợp với thực tế. Mặt khác, nhiều vấn đề do lịch sử để lại hoặc chính sách, pháp luật về các lĩnh vực nhạy cảm như nhà ở, đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng vv… còn nhiều bất cập nên việc giải thích, trả lời cho công dân gặp nhiều vướng mắc.

Kết luận chương 2

Trong hệ thống Tòa án nhân dân ở nước ta hiện nay, TAND cấp tỉnh giữ vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ án sơ thẩm, phúc thẩm theo thẩm quyền. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thiện về mặt tổ chức, cán bộ công chức có bằng cấp và năng lực phù hợp với từng vị trí việc làm. Chất lượng xét xử ngày càng nâng lên. Việc giải quyết các vụ án đạt tỷ lệ cao với chất lượng được đảm bảo; tỷ lệ án bị hủy, sửa giảm trong phạm vi cho phép. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, bất cập trước yêu cầu cải cách tư pháp, cụ thể như: Năng lực của Thẩm phán, HTND không đồng đều, các chế độ chính sách đãi ngỗ Thẩm phán vẫn chưa tương xứng phần nào ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án và Thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)