Kinh phí hoạt động và chế độ chính sách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk (Trang 44 - 47)

7. Kết cấu của Luận văn

1.3.4.Kinh phí hoạt động và chế độ chính sách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp

1.3.4.Kinh phí hoạt động và chế độ chính sách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh

cấp tỉnh

- Kinh phí hoạt động của TAND tỉnh: Kinh phí hoạt động của TAND tỉnh do Chính phủ trình Quốc hội quyết định sau khi thống nhất với TAND tối cao. Việc quản lý, phân bổ, cấp và sử dụng kinh phí được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các luật khác có liên quan. TAND tỉnh sử dụng kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên và không thường xuyên của Tòa án như: Kinh phí đào tạo, mua sắm vật dụng thường xuyên, máy móc phục vụ công tác, tiền bồi dưỡng phiên tòa vv…. TAND tối cao sử dụng kinh phí vào việc phát triển công nghệ thông tin cho TAND như: Thành lập cổng thông tin điện tử TAND tối cao, cổng thông tin điện tử Tòa án nhân tỉnh; lắp đặt mạng LAN để tổ chức các chương trình hội nghị, tập trực tuyến từ TAND tối cao đến TAND cấp cao, TAND tỉnh, TAND huyện.

Kinh phí hoạt động của TAND nhân dân đang được cấp định mức như định mức của cơ quan hành chính sự nghiệp là chưa thực sự phù hợp với tính chất đặc thù, đặc biệt của công tác xét xử, của cơ quan đặc biệt thực hiện quyền tư pháp từ đó hạn chế đến hiệu quả công tác của Tòa án.

-Các chế độ chính sách tại TAND tỉnh: Quan niện xem Tòa án chỉ là cơ

quan xét xử như một “ngành” chuyên môn nên các chế độ chính sách cho các chức danh tư pháp trong Tòa án cũng đều được áp dụng như những nhân viên hành chính sự nghiệp. Cụ thể: Các chức danh tư pháp trong Tòa án được hưởng lương theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ Tòa án, Kiểm sát [63]. Theo đó, bảng lương hiện nay không có sự phân biệt về thang lương, bậc lương và hệ số lương giữa Thẩm phán sơ cấp và Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án. Chỉ khác nhau về phụ cấp trách nhiệm như: Thẩm phán sơ cấp và Thẩm tra viên chính phụ cấp 30%; Thẩm phán trung cấp và Thẩm tra viên hưởng phụ cấp 25%; Thư ký Tòa án hưởng phụ cấp trách nhiệm 20%. Bảng lương này tuy là danh riêng cho Tòa án và Kiểm sát nhưng thực tế lại giống với

bảng lương của các chuyên viên hành chính sự nghiệp. Nếu đánh giá đúng, bảng lương của Tòa án và Kiểm sát phải tương tự như bảng lương của lực lượng vũ trang hoặc của các doanh nghiệp.

Với chức năng nhiệm vụ là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân thì các chế độ chính sách về tiền lương, chế độ đãi ngộ cho các chức danh tư pháp trong Tòa án phải tương xứng với tính chất công việc đặc thù. Như vậy, mới tạo điều kiện để những con người làm việc trong Tòa án mới tâm công tác, gắn bó lâu dài với Tòa án, đặc biệt hơn là thu hút được các nguồn nhân lực chất lượng cao.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của TAND nói chung và TAND tỉnh nói riêng trong điều kiện cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta, có thể rút ra một số kết luận sau: Quyền Tư pháp là một trong 3 quyền quan trọng trong tổ chức quyền lực Nhà nước, trong đó Tòa án là chủ thể được giao thực hiện quyền này. Tòa án là cơ quan được thành lập để thực hiện chức năng xét xử.

Ở nước ta, hệ thống TAND được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ, thực hiện chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, hành chính, kinh doanh, thương mại và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Luật tổ chức TAND 2014 quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn về các chức danh tư pháp và thẩm quyền xét xử sơ thẩm, phúc thẩm của TAND tỉnh.

Tổ chức và hoạt động của TAND cấp tỉnh phải tuân thủ các nguyên tắc chung được Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định.

Tổ chức và hoạt động của TAND cấp tỉnh chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: Pháp luật, kinh tế - xã hội, số lượng, chất lượng đội ngũ công chức, điều kiện vật chất, chế độ, chính sách đối với công chức, người lao động.

Chương 2:

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk (Trang 44 - 47)