Hoạt động của TAND cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 40)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.3. Hoạt động của TAND cấp tỉnh

- Thẩm quyền của TAND tỉnh:

Với chức trách là cơ quan Nhà nước có chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật, thẩm quyền của TAND nói chung và của TAND tỉnh nói riêng thực chất là thẩm quyền xét xử các vụ án.

Theo Hiến pháp 2013 và cụ thể hóa bằng Luật tổ chức TAND năm 2014 [20, tr. 15] TAND tỉnh có thẩm quyền:

- Về Thẩm quyền xét xử của TAND tỉnh nước ta cơ bản đã hoàn thiện trong việc phân cấp, phân quyền. Quy định hiện nay đã tăng thẩm quyền cho TAND cấp huyện trong việc xét xử sơ thẩm, không giống trước đây pháp luật giới hạn thẩm quyền xét xử của sơ thẩm dẫn đến việc xét xử sơ thẩm chủ yếu ở cấp tỉnh, kéo theo đó là TAND tối cao xét xử phúc thẩm đã bị ách tắc khi mà lượng án giải quyết quá nhiều, đồng thời với đó là vi phạm tố tụng (kéo dài thời gian giải quyết) và hàng loạt các vấn đề khác phát sinh như gây khó khăn cho người dân do đi lại đến Tòa án, mất công mất sức cho việc khiếu kiện, hao tốn tiền của, gây tâm lý bức xúc cho người dân.

- Mặt khác, pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Tổ chức TAND năm 2014 TAND tỉnh có quyền “Sơ thẩm vụ việc theo quy định của

pháp luật”. Pháp luật quy định như trên để hạn chế những sai sót của cấp sơ

thẩm vì cấp sơ thẩm không đủ năng lực, điều kiện cơ sở vật chất xét xử sơ thẩm tất cả các vụ án. Tuy nhiên, trong tương lai cải cách tư pháp sẽ theo hướng mở rộng thẩm quyền xét xử thì chúng ta nên cân nhắc việc để TAND cấp huyện được quyền xét xử sơ thẩm tất cả các loại vụ, việc, bỏ thẩm quyền xét xử sơ thẩm của cấp tỉnh. Muốn thay đổi được như vậy, chúng ta cần có một lộ trình chuẩn bị về con người và cơ sở vật chất khi đó mới đảm bảo được TAND cấp huyện có đủ điều kiện để xét xử sơ thẩm tất cả các vụ, việc và TAND cấp tỉnh chỉ được quyền xét xử phúc thẩm. Theo quy định của pháp luật hiện hành TAND tỉnh được quyền sơ thẩm các vụ việc sau:

+ Tại khoản 2 Điều 268 Bộ luật TTHS quy định thẩm quyền xét xử sở thẩm của TAND tỉnh gồm: Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện; Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài; Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên,

Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

+ Tại Điều 32 Bộ luật TTHC, quy định thẩm quyền xét xử sở thẩm của TAND tỉnh gồm: Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính; Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định trên và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính; Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó; Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành

chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 31 của Bộ luật TTHC.

+ Tại Điều 37 Bộ luật TTDS, quy đinh thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau: Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này; Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này; Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

- Tại khoản 2 Điều 37 Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định cấp tỉnh được quyền “Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của

TAND huyện, quận, thị xã và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật” là phù hợp đảm bảo thực

hiện chế độ hai cấp xét xử. Đây là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền và tố tụng hiện đại mà các Nhà nước tiến bộ đều phải tuân thủ. Công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tổ chức thực hiện nguyên tắc trên sao cho đúng và hiệu quả về mặt tố tụng, cũng như nội dung của vụ, việc khi được xét xử phúc thẩm.

+ Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật TTHC, Điều 330 Bộ luật TTHS, Điều 38 Bộ luật TTDS, TAND tỉnh xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.

- Ngoài việc TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ việc được nêu trên thì TAND cấp tỉnh còn có thẩm quyền kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án TAND cấp cao, Chánh án TAND tối cao xem xét, kháng nghị. Đây là quy định mới của Luật tổ chức TAND năm 2014. Trước đây TAND cấp tỉnh có quyền: Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thì có những bất cập như: Có tới 63 TAND cấp tỉnh, 05 Tòa chuyên trách của TAND tối cao và Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ dẫn tới việc không có sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật và xác định đường lối

xét xử chung của chế định giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ bị ảnh hưởng. Trên thực tế, đã có những quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc thậm chí có trường hợp Quyết định giám đốc thẩm của Tòa chuyên trách TAND tối cao bị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tuyên hủy. Để khắc phục vấn đề nêu trên, Luật tổ chức TAND năm 2014 đã bỏ đi thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm của TAND cấp tỉnh thay vào đó TAND cấp tỉnh chỉ được quyền kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố và tương đương, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án TAND cấp cao, Chánh án TAND tối cao xem xét, kháng nghị. Tuy nhiên, sau 03 năm thực hiện Luật tổ chức TAND năm 2014 lại xảy ra bất cập đó là TAND cấp cao không có đủ con người để tiến hành xem xét hết tất các bản án, quyết định của TAND cấp dưới bị khiếu nại theo hình thức giám đốc thẩm, tái thẩm dẫn đến tình trạng tồn đọng đơn kiến nghị. Hiện nay, giải pháp biệt phái cán bộ TAND cấp tỉnh lên TAND cấp cao phối hợp nghiên cứu, giải khuyết đơn kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn tồn đọng chưa phải là giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề này. Vì vậy, cần đề nghị thay đổi theo hướng giao thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm một số loại vụ việc, quyết định của TAND cấp huyện có hiệu lực bị kháng nghị cho TAND cấp tỉnh để giảm bớt tình trạng tồn đọng đơn kiến nghị giám đốc thẩm tại TAND cấp cao, giải quyết nhanh chóng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho những người tham gia tố tụng và giảm tải cho TAND cấp cao.

- TAND cấp tỉnh còn có thẩm quyền giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật. Đây là một quy định mở về thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh. Chiếu theo các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về thẩm quyền giải quyết các việc khác của TAND cấp tỉnh ví dụ như:

+ Ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình; ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án phạt tù;

miễn, giảm thời hạn chấp hành án; kéo dài thời hạn trục xuất; rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo; xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người chấp hành án tử hình; gửi bản án, quyết định được thi hành và quyết định, tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, cá nhân; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành án hình sự theo thẩm quyền và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật thi hành án hình sư.

+ Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự; chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh; có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh; yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh báo cáo công tác thi hành án dân sự ở địa phương; cho ý kiến đối với báo cáo của cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp; yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh kiểm tra công tác thi hành án ở địa phương; đề nghị cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành án dân sự ở địa phương; quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kịp thời vi phạm pháp luật về thi hành án dân sự.

+ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại theo Trọng tài trong Luật trọng tài thương mại vv…

- Hội thẩm nhân dân:

Hội thẩm nhân dân không nằm trong tổ chức của Tòa án vì HTND chỉ tham gia xét xử sơ thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân. HTND được

bầu theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân. Nhiệm kỳ của HTND là 05 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)