Giải pháp riêng về hoàn thiện tổ chức và bảo đảm hoạt động của Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk (Trang 95 - 116)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2.2.Giải pháp riêng về hoàn thiện tổ chức và bảo đảm hoạt động của Tòa án

của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

a) Giải pháp riêng về hoàn thiện tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk là một trong các tỉnh nằm tại khu vực Tây Nguyên nên có những đặc thù riêng về vị trí địa lý, trình độ dân trí, đặc điểm dân cư xã hội, văn hóa phong tục tập quán của người đồng bào dân tộc Tây Nguyên vv... Vì vậy, bên cạnh những giải pháp chung về hoàn thiện tổ chức TAND cấp tỉnh, thì TAND tỉnh Đắk Lắk cần có giải pháp riêng chi tiết hơn dựa trên các giải pháp chung để phù hợp đặc thù của tỉnh nhằm hoàn thiện tổ chức TAND Đắk Lắk ngày càng hoạt động hiệu quả hơn.

Hiện nay, sự phát triển của hệ thống pháp luật, tình hình hội nhập quốc tế và diễn biến phức tạp của các quan hệ xã hội, các tranh chấp xảy ra ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các vụ án hình sự với quy mô, tính chất, thủ đoạn ngày càng nguy hiểm đã đặt thêm nhiều thử thách cho các Thẩm phán TAND tỉnh Đắk Lắk trong quá trình xét xử. Đòi hỏi các Thẩm phán phải có nhiều hiểu biết về các lĩnh vực chuyên ngành như: Kế toán, tài chính ngân hàng, môi trường, đất đai, xây dựng, nghe nói và hiểu tiếng đồng bào Êđê, văn hóa và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số của vùng vv…, đồng thời phải biết và sử dụng nhiều kỹ năng nghiệp vụ khác nhau như: Thẩm vấn, hòa giải, thuyết phục, phân tích, tổng hợp, viết bản án vv…Thẩm phán phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ với những kinh nghiệm, hiểu biết về xã hội để có những phán quyết thuyết phục. Trước những thách thức trên, TAND tỉnh Đắk Lắk cần phải đổi mới chiến lược đào tạo, bồi dưỡng theo từng giai đoạn, nội dung chương trình đào tạo phải được xây dựng để phát triển toàn diện năng lực chuyên môn và kỹ năng công tác của mỗi Thẩm phán. Ngoài ra, cần mở rộng đối tượng được đào tạo như Hội Thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo từng đối tượng để phát huy hiệu quả. Ví dụ: Đối với

Thẩm phán sẽ tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao cao kiến thức của Thẩm phán liên quan đến các lĩnh vực xét xử án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động vv… và cũng như các vấn đề đặc thù như xét xử người chưa thành niên phạm tội, thủ đoạn phạm tội trong tình hình mới, bảo vệ quyền trẻ em. Ngoài ra, các Thẩm phán còn được đào tạo các kỹ năng cơ bản liên quan đến nghề nghiệp như kỹ năng điều hành phiên tòa một cách khoa học chặt chẽ, xây dựng kế hoạch tổ chức phiên tòa, kế hoạch xét hỏi, dự kiến những tính huống có thể xảy ra và phương án xử lý phù hợp; kỹ năng tập huấn viết bản án; kỹ năng làm việc độc lập, quản lý hồ sơ, ứng dụng công nghệ thông tin trong xét xử; bồi dưỡng thêm trình độ ngoại ngữ, tiếng Êđê, tin học. Bên cạnh việc được cơ quan đào tạo, các Thẩm phán phải nâng cao ý thức tự trau dồi và cũng cố, thường xuyên cập nhật, nghiên cứu sự thay đổi của hệ thống pháp luật để áp dụng chính xác, thống nhất pháp luật.

Tình trạng hụt giữa các thế hệ cán bộ, công chức đang diễn ra tại TAND tỉnh Đắk Lắk, thời gian tới khi thế hệ trước về hưu cùng một lúc sẽ dẫn đến thiếu cán bộ, công chức nòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm giải quyết những vấn đề pháp lý phức tạp. Do đó, phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức phát triển bền vững, có cơ cấu đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc, có sự kế thừa những thành tựu đã đạt được, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các thế hệ đi trước.

Cần chú trọng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ cán bộ công chức, Thẩm phán. Bên cạnh những cán bộ, công chức, Thẩm phán luôn giữ vững tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, tôn trọng pháp luật, kỷ luật công vụ và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì vẫn còn một số ít cán bộ, Thẩm phán có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống như suy sụt ý chí chiến đấu nên có những Thẩm phán bị cám giỗ trước những lợi ích vật chất tầm thường, không giữ được sự liêm chính và bản lĩnh dẫn đến có những sai phạm phải bị kỷ luật, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Thẩm phán - Phó Chánh án TAND huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk bị kết

án về tội nhận hối lộ (năm 2019). Do đó, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp cho đội ngũ này có ý nghĩa quan trọng. Lãnh đạo TAND tỉnh Đắk Lắk cần có các chương trình, kế hoạch cụ thể hàng năm về việc bồi dưỡng chính trị - tư tưởng. Nội dung giảng dạy phải thiết thực đối với từng chức vụ, chức danh, phương pháp bồi dưỡng cần thường xuyên thay đổi, thường xuyên cập nhật để có thể thực hiện được mục tiêu định hướng hành động trong tình hình mới và phải mang tính thống nhất. Đạt mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán vững vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi về chuyên môn là một yêu cầu quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng xét xử qua từng vụ án, để nâng cao uy tín của Thẩm phán xây dựng TAND tỉnh Đắk Lắk nói riêng và hệ thống TAND nói chung là biểu tượng của công lý thì nhân tố quan trọng nữa là phẩm chất, nhân cách, niềm tin và sự tôn trọng của người dân đối với Thẩm phán và Tòa án. Điều này đặt ra yêu cầu cho TAND tỉnh Đắk Lắk là: Trong mọi hoạt động của mình, Thẩm phán hay các cán bộ, công chức giữ chức danh tư pháp trong Tòa án phải luôn thể hiện sự đúng mực, liêm chính, hành xử văn hóa và khiêm tốn. Phải chấp nhận mọi sự hạn chế của bản thân để ứng xử văn minh trong mọi hoàn cảnh. Thẩm phán phải duy trì sự trật tự và tôn nghiêm trong quá trình tố tụng tại Tòa án; luôn thể hiện sự kiên nhẫn, nghiêm túc và nhân ái đối với các bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng. Khi thực hiện công vụ tại cơ quan; giao tiếp với các cơ quan, tổ chức có quan hệ công tác và truyền thông, báo chí; các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; các hoạt động ngoài nhiệm vụ xét xử; trong cuộc sống hàng ngày tại nơi cư trú, nơi công cộng. Cán bộ, công chức, Thẩm phán TAND tỉnh Đắk Lắk phải xử sự phù hợp với các chuẩn mực chung của xã hội, tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc nghề nghiệp, không lợi dụng vị trí công tác để vụ lợi khi tham gia các hoạt động xã hội, phải nêu gương về đạo đức, giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, pháp luật.

Công tác đánh giá cán bộ, công chức hàng năm cần bổ sung thêm nhiều tiêu chí, vì việc đánh giá Thẩm phán hiện nay được thực hiện [53] chưa phản ánh đúng năng lực của từng người. Do đó, cần mở rộng các tiêu chí như: Đánh giá nội dung các bản án, quyết định là việc giải quyết yêu cầu của đương sự phù hợp với phần nhận định, quyết định của bản án, quyết định với các quy định pháp luật, kỹ thuật trình bày các văn bản ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng, dễ hiểu, trang trọng, lịch sự về văn phong; đúng mẫu và quy định của tố tụng về thể thức trình bày. Thẩm phán phải bảo đảm tính độc lập, khách quan trong xét xử, bởi Thẩm phán dù có trình độ năng lực giỏi, nhưng nếu thiếu khách quan, độc lập, dễ bị tác động bới yếu tố bên ngoài thì cũng nhanh chóng thay đổi phán quyết cuối cùng.

Cần xây dựng cơ chế thu hút cán bộ có trình độ, sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật, chuyên ngành Tòa án loại giỏi về công tác tại TAND tỉnh Đắk Lắk. Có chính sách đặc thù ưu tiên cho cán bộ, công chức làm việc tại Tòa án tỉnh Đắk Lắk bởi đặc điểm địa lý tỉnh Đắk Lắk là nơi khó thu hút nguồn nhân lực có chất lượng trong công tác tuyển dụng và đào tạo.

Đổi mới công tác chỉ đạo điều hành. Lãnh đạo phải xây dựng chương trình kế hoạch công tác, chỉ đạo và có biện pháp kiểm tra đôn đốc thường xuyên. Đề cao trách nhiệm người lãnh đạo trong công tác cán bộ. Lãnh đạo TAND tỉnh Đắk Lắk phải có các kế hoạch cụ thể trong giao công việc, phân công người hướng dẫn, giúp đỡ kiểm tra cán bộ. Ở đâu cán bộ kém, ở đó có trách nhiệm của người lãnh đạo. Chú trọng đào tạo kỹ năng quản lý, chỉ đạo, điều hành cho lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Quan tâm chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc công tác quy hoạch nhằm khắc phục những hụt hẫng về đội ngũ kế cận. Việc xây dựng quy hoạch không chỉ đối với vị trí cán bộ lãnh đạo quản lý mà cần chú ý đến quy hoạch cán bộ làm công tác chuyên môn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ. Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời nhằm chấn chỉnh những yếu kém trong công tác xét xử; phát hiện sớm và khắc phục, xử lý kịp thời các

trường hợp vi phạm quy chế nghiệp vụ trong hoạt động của Tòa án, vi phạm pháp luật và kiên quyết xử lý nghiêm hoặc thanh lọc những cán bộ, công chức, Thẩm phán có vi phạm, thoái hóa, biến chất.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ, triển khai thực thi “Bộ quy tắc

đạo đức và ứng xử của Thẩm phám” [27] “Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân” [46], xây dựng Quy chế làm

việc cơ quan, thường xuyên kiểm tra kịp thời để phát hiện và khắc phục những yếu kém trong công việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ vi phạm phẩm chất, đạo đức, lối sống và kỷ luật công tác, gắn với trách nhiệm người đứng đầu để xây dựng Tòa án trong sạch, vững mạnh, cũng cố niềm tin của Nhân dân đối với cơ quan xét xử.

b) Giải pháp riêng bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đây đã đạt được những thành quả nhất định trong hoạt động xét xử như: Chất lượng giải quyết án ngày càng cao, số lượng án bị hủy, sửa trong giới hạn cho phép vv... Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan vẫn còn. Do đó, các giải pháp đưa ra để bảo đảm hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk hướng đến bản án tuyên đúng quy định pháp luật, hợp tình, hợp lý, đúng người, đúng tội không còn án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan. Thông qua hoạt động xét xử Tòa án còn giáo dục người dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Vì vậy, cần đưa ra các giải pháp để bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk như sau:

Thực hiện nghiêm việc tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp gồm [3], [4], [51]:

+ Hội đồng xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là trong quá trình xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập từ việc nhận định vụ án, diễn giải pháp luật, quyết định áp dụng pháp luật và ra bản án. Ngoài ra, khi nghiên cứu hồ sơ cũng như khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm không bị phụ thuộc vào

kết luận của cơ quan điều tra, không bị lệ thuộc vào cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát, không phụ thuộc vào ý kiến của các cơ quan khác hay của Tòa án cấp trên. Thẩm phán và Hội thẩm phải thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp của mình, xem xét các vấn đề của vụ án một cách độc lập, khách quan, không bị ảnh hưởng, bị ràng buộc bởi các quan điểm, ý kiến bên ngoài của vụ án. Hội đồng xét xử phải xem xét, thẩm tra, đánh giá chứng cứ và các tình tiết khác của vụ án một cách thận trọng, khoa học, toàn diện các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và tại phiên tòa. Quyết định của Tòa án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa. Khi xét xử, Thẩm phán độc lập với Hội thẩm trong việc xem xét và đánh giá chứng cứ để đưa ra các kết luận của mình mà không lệ thuộc vào quan điểm, chính kiến của các thành viên khác trong Hội đồng xét xử.

+ Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử là: Trong quá trình tranh tụng phải đảm bảo cho các chủ thể đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu làm rõ sự thực khách quan của vụ án; mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội và các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa. Không được hạn chế thời gian tranh tụng, nếu còn vấn đề phải tranh tụng thì không được cắt khi đương sự, bị cáo yêu cầu. Phải đổi mới trình tự xét hỏi, trước đây Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi mới đến các Hội thẩm (nếu có), sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nay chúng ta tổ chức phiên tòa theo kiểu mới Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ hỏi trước, sau đó quyết định hỏi ai, ai là người hỏi trước, ai là người hỏi sau theo thứ tự hợp lý. Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu, lập luận để tranh tụng đến cùng với từng ý kiến của người tham gia tố tụng. Nội dung bản án phải phân tích lý do mà Hội đồng xét xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, gỡ tội, yêu cầu đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng. Trên

cơ sở kết quả tranh tụng, HĐXX đưa ra các phán quyết đúng pháp luật, được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ.

+ Tôn trọng quyền con người, quyền công dân trong quá trình xét xử tại Tòa án đặc biệt là trong các vụ án hình sự. Thẩm phán phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của các biện pháp áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không cần thiết nữa. Trong quá trình tố tụng phải bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội, nếu trong quá trình tiến hành tố tụng, nếu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp cần thiết mà vẫn không đủ căn cứ để chứng minh tội phạm thì phải giải quyết theo hướng có lợi cho người bị buộc tội. Phải bảm đảm quyền bào chữa của bị cáo, tạo điều kiện cho có người bào chữa nhanh chóng. + Hội đồng xét xử phải thực hiện hết thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật là hiện nay luật tố tụng mới quy định quyền năng của Thẩm phán và Hội đồng xét xử rất nhiều, trước đây các Thẩm phán và Hội đồng xét xử chú trọng việc ra phán quyết, tuyên phạt bị cáo bao nhiêu năm tù, trách nhiệm dân sự bồi thường bao nhiêu vv…, còn những quyền năng khác chưa chú trọng. Trong đó có các quyền năng rất quan trọng như: Triệu tập Điều tra viên, Kiểm sát viên ra phiên tòa để xác minh khi cần thiết, thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giam ngay tại phiên tòa; khởi tố hoặc kiến nghị khởi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp tỉnh thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đắk lắk (Trang 95 - 116)