1.2.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan
Theo Điều 9 Luật LLTP quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về LLTP. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về LLTP. Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về LLTP.
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về LLTP:
- Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp;
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác lý lịch tư pháp;
- Quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;
- Bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;
- Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp;
- Ban hành và quản lý thống nhất các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về lý lịch tư pháp;
- Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực lý lịch tư pháp;
- Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động quản lý lý lịch tư pháp.
UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp;
- Bảo đảm về biên chế, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp;
- Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp;
- Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương
Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác LLTP tại địa phương
1.2.3.2. Đối tượng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Đối tượng quản lý LLTP bao gồm:
Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, tất cả công dân Việt Nam đang cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam hay cư trú, sinh sống tại nước ngoài đều là đối tượng quản lý
LLTP. Điều này đảm bảo sự thống nhất quản lý của nhà nước ta, quyền con người, quyền công dân, đảm bảo sự công bằng, quản lý đầy đủ tình trạng nhân thân của mọi người dân. Ngoài ra, người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án cũng chịu sự quản lý LLTP nhằm đảm bảo trật tự xã hội, tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho cơ quan nhà nước quản lý xã hội.
1.2.3.3. Công tác xây dựng, triển khai trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp
Hệ thống Luật LLTP và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật LLTP đã được ban hành khá đầy đủ như Luật LLTP; Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật LLTP; Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp; Thông tư số 06/2013/TT- BTP ngày 06/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác CSDL LLTP; Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ LLTP; Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP; Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP.
Sau khi Luật LLTP được thông qua, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật LLTP. Sau đó, các Bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã ban hành văn bản để triển khai thi hành Luật LLTP tại các Bộ, ngành, địa phương.
Để triển khai có hiệu quả Luật LLTP và kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật