Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp của sở tư pháp tỉnh bình dương (Trang 48 - 50)

Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bình Dương; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.

Cùng với quá trình phát triển chung của ngành Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã trải qua 37 năm xây dựng và phát triển, đạt được nhiều kết quả trong nhiệm vụ của ngành cũng như của địa phương ở nhiều giai đoạn khác nhau.

Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Bình Dương được quy định cụ thể trong Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 23/3/2015 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương.

Về lãnh đạo Sở gồm có Giám đốc Sở và không quá ba Phó Giám đốc (hiện nay Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương có hai Phó Giám đốc). Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở Tư pháp, chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở, việc chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác được giao. Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách, chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và

trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.

Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương có 7 phòng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức tham mưu, tổng hợp bao gồm:

- Văn phòng Sở; - Thanh tra Sở;

- Phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;

- Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật;

- Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật; - Phòng Hành chính tư pháp;

- Phòng Bổ trợ tư pháp.

và 4 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở gồm: - Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước;

- Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản; - Phòng Công chứng số 1, số 2.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở hoạt động theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, chịu sự quản lý về tổ chức bộ máy, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ chuyên môn của Giám đốc Sở Tư pháp.

Về tình hình nhân sự, biên chế hành chính được giao cho Sở Tư pháp hiện nay khá hạn chế, các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tư pháp chỉ bố trí được từ 2-3 biên chế/Phòng. Hiện nay, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương được phân bổ 28 biên chế, trong đó, Phòng Hành chính tư pháp có 2 biên chế. Thực trạng này dẫn đến những hạn chế, bất cập nhất định trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực hiện pháp luật của Sở Tư pháp trong nhiệm vụ chung, cũng như nhiệm vụ LLTP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp của sở tư pháp tỉnh bình dương (Trang 48 - 50)