Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp của sở tư pháp tỉnh bình dương (Trang 45 - 48)

1.3.2.1. Phẩm chất, trình độ năng lực của cán bộ, công chức

Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác LLTP là yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện pháp luật về LLTP. Hoạt động áp dụng pháp luật về LLTP của cơ quan, cán bộ, công chức và người được Nhà nước giao quyền nếu được chú trọng và thực hiện tốt, sẽ mang lại hiệu quả tích cực, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống.

Nhận thức, năng lực áp dụng pháp luật LLTP hiện nay của cơ quan, người có thẩm quyền được nâng lên, chất lượng được bảo đảm, hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót, các hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện pháp luật LLTP. Quá trình áp dụng bảo đảm tính chính xác, khách quan, công bằng. Các cơ quan, người có thẩm quyền đã tích cực triển khai hoạt động áp dụng pháp luật khi cá nhân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ. Do vậy, pháp luật về LLTP đã được bảo đảm thực hiện tương đối tốt.

Tuy nhiên, nếu mức độ áp dụng pháp luật về LLTP của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa đúng chính sách, pháp luật hoặc chậm thực hiện. Năng lực của cơ quan, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện pháp luật về LLTP hạn chế; việc phân công, bố trí cán bộ chủ quan, chưa căn cứ vào

trình độ, năng lực, chuyên môn được đào tạo…thì việc thực hiện pháp luật về LLTP sẽ mang lại hiệu quả không cao, chất lượng thực hiện pháp luật kém.

Do vậy, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện pháp luật về LLTP, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan từ Trung ương đến địa phương đối với LLTP cần ngày một nâng cao để đáp ứng nhu cầu xã hội như hiện nay.

1.3.2.2. Trình độ nhận thức của người dân

Để hoạt động thực hiện pháp luật về LLTP ở nước ta được diễn ra tốt, quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân, tổ chức được đảm bảo thì một yếu tố ảnh hưởng không thể thiếu là yếu tố về mặt nhận thức của người dân.

Khi người dân nhận thức được được quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và tầm quan trọng của bản thân trong việc thực hiện pháp luật về LLTP, thì chất lượng sử dụng pháp luật về LLTP được nâng cao, người dân sẽ nắm rõ quy trình thủ tục, những hồ sơ cần nộp khi yêu cầu cấp phiếu LLTP, có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại cũng như dễ dàng hơn cho cơ quan nhà nước, cán bộ công chức trong việc tiếp nhận hồ sơ.

Nếu người dân chưa nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, họ có thể sẽ không quan tâm nhiều đến LLTP và khi tham gia vào các quan hệ xã hội, họ sẽ bị thiệt thòi trong việc chứng minh tình trạng nhân thân. Từ việc không nắm rõ các quy định về pháp luật LLTP cũng làm cho việc áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước khó khăn hơn, chất lượng thực hiện pháp luật LLTP bị giảm sút.

Do vậy, cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân. Đồng thời, bản thân mỗi cá nhân cũng cần tự mình tìm hiểu, nắm bắt kỹ hơn các quy định của pháp luật

để bảo vệ quyền lợi của mình, để chất lượng thực hiện pháp luật về LLTP được bảo đảm.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và pháp lý về thực hiện pháp luật LLTP. Các khái niệm đã được đưa ra và làm rõ như thực hiện pháp luật về LLTP là tổng thể các hoạt động có mục đích của các chủ thể nhằm hiện thực hóa pháp luật về LLTP thành các hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể qua các hoạt động cụ thể vì mục tiêu bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân; đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam. Từ đó, phân tích nội dung của thực hiện pháp luật về LLTP bao gồm xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu LLTP và cấp phiếu LLTP và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về LLTP. Trên cơ sở lý luận ở chương 1, thực trạng thực hiện pháp luật về LLTP của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương và phương hướng giải pháp bảo đảm thực hiện sẽ được đề xuất trong chương 3.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÝ LỊCH TƢ PHÁP CỦA SỞ TƢ PHÁP TỈNH BÌNH DƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp của sở tư pháp tỉnh bình dương (Trang 45 - 48)