Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp của sở tư pháp tỉnh bình dương (Trang 64)

2.3.1. Kết quả đạt được

Sau 8 năm triển khai Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết, công tác LLTP tại Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả tích cực như:

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về LLTP được thực hiện khá tốt, nhiều cá nhân, tổ chức biết rõ hơn về LLTP.

Sở Tư pháp đã triển khai tuyền truyền dưới nhiều hình thức khác nhau, biên soạn tờ gấp, các tài liệu tuyền truyền; đưa nội dung phổ biến về LLTP lên cổng thông tin điện tử của Sở, của tỉnh, trên các Đài phát thanh, đài truyền hình; thực hiện niêm yết công khai thủ tục;… Việc tuyên truyền được thực hiện lồng ghép thông qua các hình thức tuyên truyền, phong phú, phù hợp với từng đối tượng như: đối với học sinh, sinh viên thì bằng hình thức nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt dưới cờ, thi hái hoa dân chủ…; đối với người lao động thì tổ chức thi tìm hiểu pháp luật,...

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tra cứu, xác minh và cung cấp thông tin LLTP cho Sở Tư pháp từng bước được nâng cao;

Các cơ quan Tòa án, cơ quan thi hành án, Viện kiểm sát, UBND cấp xã… phối hợp với Sở Tư pháp cung cấp, tra cứu, xác minh, rà soát thông tin LLTP hiện nay khá đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Có nhiều cải cách trong công tác phối hợp, đã thực hiện việc trao đổi, cung cấp thông tin LLTP bằng nhiều phương thức khác nhau, trực tiếp, qua đường bưu chính hay qua thư điện tử, mang lại nhiều hiệu quả như thời hạn giải quyết hồ sơ cấp phiếu LLTP được rút ngắn, việc cung cấp thông tin LLTP được kịp thời,…

- Đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của Sở Tư pháp nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP.

Mặc dù khối lượng công việc trong hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu LLTP và cấp phiếu LLTP ngày càng lớn, tuy nhiên cán bộ công chức làm công tác LLTP vẫn đảm bảo thực hiện, hoàn thành tốt được công việc. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP tại Sở Tư pháp được chú trọng, nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân.

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về LLTP được xây dựng và triển khai tương đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện pháp luật về LLTP đi vào cuộc sống.

Các văn bản triển khai, hướng dẫn thi hành đã được Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh ban hành khá đầy đủ, chi tiết. Đồng thời, Sở Tư pháp cũng đã có các văn bản thông báo, hướng dẫn, triển khai đến địa phương, các Sở, ban, ngành, các doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh. Nhờ vào đó, việc thực hiện pháp luật về LLTP của các cơ quan, nhà nước, tổ chức cũng như của các cá nhân được dễ dàng, thuận lợi hơn.

- Tổ chức, bộ máy, nhân lực làm công tác LLTP đang từng bước được kiện toàn.

Để đáp ứng yêu cầu công việc, Sở Tư pháp đã chủ động điều chuyển nhân sự từ đơn vị sự nghiệp hỗ trợ công tác LLTP. Hiện nay, Sở Tư pháp tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy; tăng cường xây dựng lề lối làm việc chuyên nghiệp, hiện đại; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác LLTP.

- Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP được chú trọng thực hiện. Cơ sở dữ liệu LLTP được xây dựng dưới 2 hình thức là giấy và điện tử. Xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của

quản lý LLTP. Vì vậy, trong thời gian qua, Sở Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt việc trao đổi, cung cấp, tiếp nhận thông tin LLTP để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP được đầy đủ, chính xác.

- Công tác cấp Phiếu LLTP đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của người dân và thể hiện vai trò quan trọng của Phiếu LLTP trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trong 08 năm thực hiện Luật LLTP (2011-2018), Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã cấp được 34.045 Phiếu LLTP. Ngoài ra, để tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân, Sở Tư pháp cũng đã triển khai nhiều phương thức nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như: Trực tiếp; bưu chính, trực tuyến; đăng ký nộp hồ sơ lý lịch tư pháp trực tuyến kết hợp với nhận và trả kết quả qua bưu điện; Trả kết quả qua hình thức: Trực tiếp, bưu chính.

- Đồng thời, Bình Dương là tỉnh đầu tiên trên cả nước thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Cấp chứng chỉ hành nghề dược; Cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho tổ chức và công dân, việc triển khai phương thức liên thông các thủ tục hành chính: cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cấp chứng chỉ hành nghề dược; cấp Phiếu lý lịch tư pháp là một trong những phương thức mới trong việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp Phiếu LLTP, giúp cá nhân có thêm lựa chọn phù hợp khi yêu cầu cấp Phiếu LLTP và tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại khi liên hệ với Sở Tư pháp và Sở Y tế thực hiện một số thủ tục hành chính.

2.3.2. Hạn chế

Thứ nhất, trong công tác phối hợp giữa Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan.

Trong thời gian qua, Sở Tư pháp nhận được sự quan tâm, phối hợp tương đối tốt của các cơ quan Tòa án, cơ quan thi hành án, Viện kiểm sát, UBND cấp xã…trong công tác xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích để cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012. Tuy nhiên, công tác xác minh còn gặp khá nhiều khó khăn, vẫn còn tình trạng chậm trả lời kết quả trong tra cứu thông tin LLTP để cấp phiếu LLTP, dẫn đến tình trạng kết quả phiếu LLTP bị trễ so với ngày hẹn trả cho người dân. Thông tin LLTP cung cấp đến Sở Tư pháp còn chưa đầy đủ, kịp thời, vẫn còn những sai sót trong việc cung cấp thông tin, nên việc xây dựng cơ sở dữ liệu tại Sở Tư pháp còn thiếu sót, chưa đầy đủ.

Việc cung cấp thông tin LLTP về án tích có trước ngày 01/7/2010 chưa được các cơ quan liên quan kịp thời cung cấp, vẫn còn tình trạng văn bản đề nghị cung cấp thông tin về án tích của Sở không nhận được phản hồi.

Thứ hai, trong phân bổ trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí và nhân sự phục vụ công tác LLTP.

Thực hiện Luật LLTP, Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án xây dựng TTLLTPQG và kiện toàn bộ máy tổ chức để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo việc phối hợp triển khai thực hiện Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nội vụ xem xét, tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ biên chế làm công tác LLTP tại Sở Tư pháp. Tuy nhiên, đến nay, biên chế làm công tác LLTP vẫn chưa được bổ sung theo quy định.

Theo nội dung kiện toàn cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác lý lịch tư pháp theo Kế hoạch triển khai Chiến lược thì trong giai đoạn 2014 – 2015 tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy kiện toàn tổ chức, đội

ngũ cán bộ làm công tác LLTP tại Sở Tư pháp, bảo đảm từ năm 2014-2015 bố trí đủ biên chế làm công tác LLTP tại Sở Tư pháp theo Quyết định số 2369/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất bổ sung biên chế làm công tác LLTP tại Sở Tư pháp, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế”. Tuy nhiên, nội dung này chưa được thực hiện trong giai đoạn 2014 – 2015. Vì vậy, Sở Tư pháp phải thực hiện việc biệt phái viên chức từ đơn vị sự nghiệp trong Sở để làm công tác LLTP.

Hiện tại, Phòng Hành chính tư pháp có 5 người: 2 biên chế và 3 hợp đồng được điều động, biệt phái từ đơn vị sự nghiệp, trong đó, vừa tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký quản lý hộ tịch, lý lịch tư pháp, quốc tịch, nuôi con nuôi, bồi thường nhà nước, số lượng cán bộ đã qua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp còn ít nên lượng thông tin LLTP còn tồn đọng khá nhiều, một lượng lớn hồ sơ chưa được lập, bổ sung đầy đủ.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho công tác LLTP, đặc biệt là hệ thống Kho lưu trữ hồ sơ bằng giấy tại Sở Tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu. Tại các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, kinh phí để phục vụ cho hoạt động cung cấp thông tin LLTP để xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP đều được lấy từ kinh phí hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị. Kinh phí được trích lại Sở Tư pháp để phục vụ công tác xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác Cơ sở dữ liệu LLTP còn chưa cao, nên việc đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực còn hạn chế.

Thứ ba, hoạt động cấp phiếu LLTP.

Pháp luật LLTP quy định thời hạn giải quyết hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP là không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu LLTP là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải tra

cứu, xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày. Qua thời gian thực hiện Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhận thấy, đối với công dân cư trú tại một nơi thì thời hạn giải quyết (10 ngày) là phù hợp. Tuy nhiên, đối với những hồ sơ phải xác minh tình trạng đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn 15 ngày là không đảm bảo, vì:

Thông thường, đối với những hồ sơ phức tạp: Sau khi Sở Tư pháp thực hiện các công việc như tiếp nhận, thụ lý hồ sơ; tra cứu tại cơ sở dữ liệu của Sở; hoàn thiện hồ sơ yêu cầu tra cứu, xác minh gửi cơ quan công an hoặc TTLLTPQG. Sau khi có kết quả tra cứu nhưng chưa xác định rõ được nội dung bản án, tình trạng án tích của đương sự thì Sở Tư pháp phải thực hiện việc xác minh tại Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án, UBND cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan. Thực tế việc xác minh mất nhiều thời gian hoặc một số cơ quan có liên quan cũng không còn lưu giữ sổ sách, hồ sơ để thực hiện việc xác minh, dẫn đến việc thời hạn xác minh phải kéo dài, ảnh hưởng đến thời gian cấp Phiếu LLTP. Đặc biệt, có trường hợp, Sở Tư pháp phải gọi điện thoại, gửi công văn nhiều lần nhưng không nhận được sự phản hồi. Do đó, đối với các trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên xóa án tích của người yêu cầu đều quá thời gian luật định.

Về phương thức cấp Phiếu LLTP trong Quyết định số 19/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vẫn còn chưa thực sự tạo thuận lợi cho người có yêu cầu: Theo Quyết định số 19/QĐ-TTg, cho phép người dân lựa chọn hình thức cấp Phiếu LLTP qua bưu chính hoặc đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến vẫn phải đến cơ quan cấp Phiếu hoặc cơ quan có thẩm quyền để chứng thực giấy tờ theo quy định (giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú, Tờ khai - nếu là Phiếu LLTP số 2). Việc quy định như vậy, chưa tạo ra sự thuận tiện tối

đa cho người có yêu cầu và chưa đáp ứng hiệu quả cao trong cải cách thủ tục hành chính.

Thứ tư, quy định về quản lý cơ sở dữ liệu LLTP và quản lý nhà nước về LLTP dần xuất hiện những hạn chế.

Theo quy định của Luật LLTP, hiện nay có 2 cấp quản lý LLTP là TTLLTPQG và Sở Tư pháp. Mô hình quản lý này rất khả thi khi mới có hiệu lực, tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho các cơ quan trong việc cung cấp, tiếp nhận thông tin LLTP. Do các cơ quan ở địa phương với nhau nên dễ trao đổi thông tin, khối lượng thông tin cũng tương đối, nên dễ dàng trong việc cung cấp và tiếp nhận thông tin LLTP.

Tuy nhiên, dần theo sự phát triển của xã hội, lượng thông tin LLTP ngày càng tăng, khối lượng thông tin Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan trao đổi, cung cấp và tiếp nhận rất lớn. Đồng thời, việc trao đổi thông tin LLTP giữa Trung ương và địa phương ngày càng nhiều, tốn rất nhiều kinh phí, qua nhiều khâu, nhiều đầu mối nên khó đảm bảo về tính chính xác, đồng bộ dữ liệu, bảo mật thông tin.

Việc thực hiện xây dựng mô hình quản lý cơ sở dữ liệu LLTP hai cấp như hiện nay dẫn tới việc tra cứu thông tin qua nhiều trung gian, dẫn đến sự chậm trễ trong cấp phiếu LLTP, thông tin LLTP không đảm bảo tính chính xác, tính bảo mật, ảnh hưởng lớn trong việc thực hiện pháp luật LLTP.

Thứ năm, pháp luật về LLTP so với các quy định về LLTP của các luật có liên quan chưa thống nhất, đồng bộ.

Luật LLTP được ban hành năm 2009, sau 8 năm thi hành, hiện nay tình hình đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn về chính trị, kinh tế - xã hội, Hiến pháp năm 2013 được ban hành và có những nội dung tư tưởng mới về việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người, quyền công dân mà Luật LLTP chưa kịp cập nhật.

BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực và quy định rất nhiều điểm mới như trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, các quy định tính đến yếu tố lỗi của người bị kết án để xem xét án tích. Trong khi đó, Luật LLTP chỉ giới hạn LLTP của cá nhân cũng như không xét đến yếu tố lỗi của người bị kết án, dẫn đến Luật LLTP không còn phù hợp với những quy định của BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Thứ sáu, tình trạng sử dụng phiếu LLTP số 2 đang bị lạm dụng.

Tình trạng sử dụng Phiếu LLTP số 2 không đúng mục đích ngày càng gia tăng. Thực tế giải quyết yêu cầu cấp Phiếu LLTP cho thấy, cá nhân yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2 không xuất phát từ yêu cầu muốn biết về nội dung LLTP của mình như quy định của Luật LLTP mà chủ yếu là để hoàn thiện hồ sơ để làm một số thủ tục như: Xin việc làm, kết hôn, xuất khẩu lao động …. theo yêu cầu của cơ quan đại diện ngoại giao một số nước như: Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Trung Quốc (Đài Loan), Úc; Một số trường hợp để bổ túc hồ sơ xin việc làm theo yêu cầu của cơ quan, doanh nghiệp trong nước như chạy xe công nghệ, hàng không…, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; một số trường hợp để bổ túc hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo quy định của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.

Khi Phiếu LLTP số 2 được cấp và sử dụng công khai có thể dẫn đến hệ lụy cho cá nhân khi tái hòa nhập cộng đồng, hạn chế cơ hội tìm kiếm việc làm, cơ hội được nhập cảnh, du học, định cư ở nước ngoài đối với người đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp của sở tư pháp tỉnh bình dương (Trang 64)