Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về lý lịch tƣ pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp của sở tư pháp tỉnh bình dương (Trang 43 - 45)

LLTP. Tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức; kiện toàn bộ máy, nhân sự công tác trong lĩnh vực LLTP.

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về lý lịch tƣ pháp pháp

1.3.1. Yếu tố khách quan

1.3.1.1. Chính trị, pháp lý

Việc bảo đảm thực hiện pháp luật về LLTP phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau, bao gồm cả những điều kiện chủ quan và điều kiện khách quan có liên quan đến quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh và môi trường tác động của nó. Để pháp luật về LLTP trở thành công cụ điều chỉnh có hiệu quả, thì những điều kiện bảo đảm gồm: điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội và những điều kiện về pháp lý phải bảo đảm tính chất đồng bộ và minh bạch. Qua thực tiễn thi hành Luật LLTP và theo quy định của pháp luật hiện hành, có thể thấy những yếu tố thuộc về phương diện lập pháp là các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về LLTP, cần tiến hành rà soát, kiểm tra và góp ý xây dựng, sửa đổi các quy định về LLTP cho phù hợp hơn với điều kiện hiện nay.

Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là định hướng có tính chiến lược đối với sự phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Trong quan hệ với pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng giữ vai trò chủ đạo, quyết định đến nội dung của pháp luật. Thực tiễn cho thấy, để cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng, nhiều đạo luật được ban hành, trong đó Luật LLTP được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009

và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010. Sau hơn 08 năm thi hành, Luật LLTP đã thực sự đi vào cuộc sống, cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, bảo đảm phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Trong bối cảnh chính trị, pháp lý như hiện nay, pháp luật về LLTP được sự quan tâm đáng kể, có những định hướng cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật về LLTP dễ dàng hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình hội nhập, toàn cầu hóa.

1.3.1.2. Kinh tế, xã hội

Kinh tế, xã hội là một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật về LLTP. Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế đang đẩy mạnh, góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm thực hiện quyền công dân, góp phần vào công cuộc hội nhập quốc tế. Trước những thực tế đó, những văn bản quy định về LLTP và việc thực hiện pháp luật về LLTP sẽ ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Hiện nay, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhận thức của xã hội ngày càng được nâng lên. Đồng thời, sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm cho các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, do đó sự cần thiết của Phiếu LLTP ngày càng được khẳng định.

Thông qua thực hiện pháp luật về LLTP, nhận thức của xã hội về ý nghĩa, giá trị của LLTP ngày càng được nâng cao, qua đó pháp luật về LLTP trở thành công cụ pháp lý quan trọng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong việc chứng minh nhân thân tư pháp khi tham gia vào

các quan hệ xã hội. Từ đó cho thấy, kinh tế - xã hội có tác động đến thực hiện pháp luật về LLTP và ngược lại, pháp luật về LLTP có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Những đặc điểm về kinh tế - xã hội chủ yếu nêu trên vừa là lợi thế, là động lực phát triển nhưng đồng thời cũng đặt ra những khó khăn, thách thức cho công tác quản lý nhà nước, thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực LLTP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp của sở tư pháp tỉnh bình dương (Trang 43 - 45)