Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở việt nam hiên nay (Trang 77 - 81)

2.2.2 .Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

2.3. Đánh giá tình hình xử lývi phạm hành chínhtrong lĩnh vựchàng không

2.3.2. Những hạn chế, bất cập

Bên cạnh các thành tựu, qua trình triển khai thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD còn có những hạn chế nhất định.

- Thứ nhất, hoạt động xử phạt vi phạm hành chínhcòn nhiều vụ việc chưa tương thích với hành vi vi phạm. Điều đó đi ngược với mục tiêu, phòng ngừa răn đe vi phạm. Điều này một phần do các quy định pháp luật, một phần do việc lựa chọn, áp dụng luật chưa chính xác. Thậm chí còn rất nhẹ, có thể dẫn đến tâm lý chưa coi trọng pháp luật.

- Thứ hai,sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong xử lý

VPHC trong lĩnh vực HKDD còn lỏng lẻo, tạo ra những khoảng trống, khó thực hiện.

- Thứ ba,Công tác cưỡng chế, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định

có nghề nghiệp, thu nhập không ổn định, không có tài khoản ngân hàng, tài sản của các đối tượng vi phạm cũng không có giá trị để kê biên. Bên cạnh đó, việc xác định nơi tạm trú, nghề nghiệp và thu nhập đối với cá nhân vi phạm gặp khó khăn, do đối tượng vi phạm trong nhiều trường hợp cư trú ở nhiều địa phương khác nhau hoặc nơi cư trú không rõ ràng, chính quyền địa phương nơi đối tượng cư trú cũng không quản lý được. Công tác phối hợp cưỡng chế giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan còn nhiều hạn chế, chưa có các chế tài bắt buộc phải thực hiện đối với các cơ quan chức năng có liên quan. Nhân lực, phương tiện, thiết bị và kinh phí của người quyết định xử phạt còn hạn chế trong việc tổ chức cưỡng chế.

- Thứ tư, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động xử lý VPHC hạn chế:

Hiện nay viên chức của các cảng vụ hàng không không được phép sử dụng phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác xử phạt VPHC gây khó khăn nhiều cho công tác xử phạt VPHC tại các cảng hàng không, sân bay. Cảng vụ hàng không là cơ quan quản lý nhà nước về HKDD tại cảng hàng không, sân bay chỉ có duy nhất giám đốc cảng vụ là công chức nhà nước, ngoài ra toàn bộ là viên chức. Lực lượng thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động hàng không tại các cảng hàng không, sân bay đều do các viên chức thực hiện, việc cho phép viên chức thuộc các cảng vụ hàng không sử dụng phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác xử phạt VPHC tại các cảng hàng không, sân bay là cần thiết và phù hợp.

Luật xử lý vi phạm hành chính, các văn bản quy phạm pháp luật khác chưa có quy định cơ chế cho phép sử dụng dữ liệu được trích suất từ các thiết bị chuyên ngành (trừ lĩnh vực quản lý đường bộ và môi trường đã được quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP). Thực tế, hệ thống thiết bị chuyên ngành hàng không (hộp đen, camera an ninh, tàu bay, thiết bị chỉ huy điều hành bay...) do các doanh nghiệp chuyên ngành sản xuất, khai thác đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), của Việt Nam ghi nhận dữ liệu cực kỳ chính xác và hoàn toàn đủ tiêu

chuẩn và độ tin cậy để sử dụng làm bằng chứng xử phạt VPHC nhưng hiện tại chưa cho phép.

- Thứ năm, cơ chế xử lý vi phạm hành chính thiếu rõ ràng, chưa phù hợp

Nguyên tắc quy định về hình thức xử phạt, mức xử phạt căn cứ vào ”tính chất, mức độ xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước của hành vi vi phạm” tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và ”hành vi vi phạm hành chính phải được quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng, phù hợp với tính chất vi phạm của hành vi đó. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực này nhưng do tính chất vi phạm đặc thù của hành vi đó, thì có thể quy định và xử phạt trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác. Trong trường hợp này, hình thức, mức xử phạt quy định phải thống nhất với quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính của lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng” tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 81/2013/NĐ-CP chưa rõ ràng, do đó gây khó khăn cho việc xây dựng Nghị định xử phạt trong các lĩnh vực quản lý chuyên ngành và áp dụng trong thực tiễn.

Ví dụ:Tại điểm H khoản 4 Điều 26 xác định hành vi vi phạm: "Có cử chỉ,

lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách hoặc người khác tại cảng hàng không, sân bay...". Về khía cạnh pháp lý, người có thẩm quyền xử phạt VPHC không thể

căn cứ yếu tố cấu thành VPHC để xác định hành vi vi phạm (chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan); về mặt ngữ nghĩa không thể hiểu thế nào là trêu ghẹo, là lời nói thế nào là thô bạo...

Quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính tại Điều 125 Luật Xử lý VPHC không phù hợp với thực tiễn hoạt động HKDD vì: Đối tượng bị xử phạt VPHC hiện nay trong lĩnh vực HKDD chủ yếu là nhân viên hàng không, hành khách đi tàu bay, do đó những giấy tờ được phép tạm giữ gồmgiấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật,

phương tiện không có liên quan đến vi phạm của đối tượng VPHC trong lĩnh vực HKDD. Vì vậy, hiện nay không có loại giấy tờ, tài liệu được tạm giữ để bảo đảm cho việc xử phạt vi phạm hành chính. Hơn nữa, chứng chỉ chuyên môn (không phải chứng chỉ hành nghề) trong một số lĩnh vực hoạt động chuyên ngành là điều kiện cần để nhân viên được phép làm công việc chuyên môn. Khi có hành vi vi phạm việc đình chỉ hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn đó mà không giữ chứng chỉ chuyên môn cũng cần được nghiên cứu để sửa đổi quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính.

Quy định về cách tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề tại Điều 25 Luật Xử lý VPHC không phù hợp với thực tiễn hoạt động HKDD vì: Theo quy định hiện hành, nhân viên hàng không vi phạm sẽ bị đình chỉ ngay (thời gian đình chỉ khoảng từ 1 đến 2 tháng) để phục vụ điều tra, xác minh và huấn luyện lại, do đó khi bị xử phạt VPHC sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 1 tháng đến 3 tháng. Điều này dẫn đến kéo dài thời hạn đưa ra khỏi dây chuyền làm việc và làm thiệt hại lớn về tài sản (mất thu nhập) của người lao động; đồng thời gây khó khăn cho doanh nghiệp do thiếu nhân lực.

Thời gian tạm giữ tang vật quy định tại Khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý VPHC quy định: “Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ”. Như vậy, thời gian tạm giữ tang vật để xác định giá trị tối đa không quá 48 tiếng là chưa phù hợp với thực tế vì thời gian tạm giữ là quá ngắn, do phải thành lập Hội đồng định giá, nhất là những vụ vi phạm mà tang vật là hàng hóa giả, thiết bị đã qua sử dụng thì thời gian không đủ để định giá theo quy định.

Một số quy định chưa có giải thích chi tiết (như một số thuật ngữ: lăng mạ, xúc phạm, già yếu; trình độ lạc hậu; VPHC có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn…), do đó gây khó khăn cho việc thi hành và áp dụng.

Việc thực hiện quy định về công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành nói chung và lĩnh vực HKDD nói riêng, một số hành vi VPHC chưa rõ ràng, đồng thười người dân ít quan tâm nghiên cứu Luật về HKDD và xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD. Do đó, nhiều quy định được ban hành nhưng chưa tạo được sự minh bạch. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xả phạt VPHC chưa tốt, dẫn đến, có nhiều VPHC trong lĩnh vực HKDD có tính chất côn đồ, gây mất an ninh, trật tự, hành hung, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở việt nam hiên nay (Trang 77 - 81)