Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở việt nam hiên nay (Trang 102 - 110)

2.2.2 .Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

3.3. Một số kiến nghị

Thứ nhất, kiểm tra, rà soát, sửa đổi và cụ thể hóa những hành vi vi phạm

còn mang tính chất chung chung, thiếu minh bạch dễ gây hiểu nhầm trong thực hiện. Mục đích của việc kiểm tra, rà soát nhằm tìm những điểm bất cập trong các quy định hiện hành đểtừ đó, xem xét, sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành mới nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hành vi VPHC trong lĩnh vực HKDD phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành HKDD hiện nay và giai đoạn tiếp theo. Chẳng hạn sửa các Điều chưa cụ thể, khó thực hiện như đã nêu tại chương II.

Thứ hai, bổ sung các quy định pháp luật về hành vi VPHC trong lĩnh vực

HKDD những hành vi còn thiếu. Chẳng hạn, hành vi thông đồng giữa nhân viên hàng không với khách hàng, hợp thức hoá hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi hoặc trốn thuế theo Luật HKDD.

Thứ ba,bổ sung những quy định làm rõ ranh giới giữa hành vi vi phạm

với phạm tội trong lĩnh vực HKDD.

Về cơ bản, hành vi vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực HKDD có thể phân biệt được bởi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, theo đó là hậu quả pháp lý mà chủ thể thực hiện hành vi đó phải gánh chịu. Đó là mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho ngànhHKDD, là mức độ lỗi của người có hành vi vi phạm pháp luật HKDD, là tình hình thực thi pháp luật HKDD đặt trong hoàn cảnh và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.

Những quy định để xác định ranh giới giữa tội phạm trong lĩnh vực HKDD và vi phạm trong lĩnh vực này có thể căn cứ vào:

- Mức độ thiệt hại về vật chất mà hành vi đã gây ra cho ngành HKDD hoặc cho khách hàng;

- Tính chất “lặp lại” của hành vi vi phạm có thể hiểu là hành vi vi phạm liên tiếp hoặc có thể là tái vi phạm. Chẳng hạn, vi phạm về đe dọa an toàn chuyến bay hoặc đe dọa nhân viên hàng không nhiều lần.

Hạn chế tối đa kẽ hở trong các quy định của Luật về HKDD để tránh tình trạng bị lạm dụng. Chính sách về HKDDcủa Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều thay đổi trong thời gian qua nhằm phát triển ngành hàng không. Tuy vậy, đã có những thời kỳ, có những chính sách với những quy định còn thiếu chặt chẽ, còn kẽ hở dễ bị lạm dụng. Những hành vi này đã và đang diễn ra ngày càng theo chiều hướng gia tăng với tính chất phức tạp hơn tuy nhiên hoạt động xử phạt lại không hiệu quả. Do vậy, các quy định của Luật HKDDvà Nghị định của Chính phủ về HKDD vẫn thiết phải được nghiên cứu xây dựng hoàn thiện hơn nữa.Làm rõ quy định về trách nhiệm hình sự đối với các hành vivi phạm về HKDD, chẳng hạn: các hành vi vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghĩa là có ba hình thức xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực HKDD.Ba hình thức này sẽ bổ sung cho nhau tạo thành một hàng rào bảo vệ nhằm đảm bảo cho pháp luật HKDD được thực hiện nghiêm túc trên thực tế. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi đặt ra là phải xác định được ranh giới giữa vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực HKDD để có thể áp dụng đúng biện pháp chế tài xử lý chứ không phải quy định để loại trừ nhau hoặc quy định chung chung dẫn đến khó áp dụng trên thực tế như pháp luật hiện hành về xử lý hành chính cũng như hình sự.

Xét hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD cho dù vi phạm bao nhiêu đi nữa thì mức xử phạt tối đa cũng chỉ là 100 triệu đồng. Như vậy, trách nhiệm hình sự trong trường hợp này đã bị pháp luật hành chính loại trừ hoàn toàn. Thêm vào đó, pháp luật hình sự không quy định cụ thể về tội danh và trách nhiệm hình sự của pháp nhân đã làm cho tính răn đe của pháp luật hành chính và pháp luật hình sự đối với vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực HKDD không được trọn vẹn, tính nghiêm minh của pháp luật không được bảo toàn. Tương tự như vậy, hành vi không cấp hoặc cấp sai giấy chứng nhận của cơ sở y tế hoặc biên bản giám định khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa cũng được quy định theo hướng không phải chịu trách nhiệm

hình sự. Chính điều này đã làm cho pháp luật HKDD bị lạm dụng, người lao động mất niềm tin vào các cơ quan chức năng của nhà nước.

TIỂU KẾT CHƯƠNG III

Trên cơ sở những phân tích đánh giá của chương II, những bất cập về luật pháp, mâu thuẫn, chồng chéo của các quy định và quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD đã được chỉ ra. Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành, trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm xây dựng pháp luật vềxử lý VPHC tại Việt Nam trong những năm qua,Chương III của Luận văn tập trung vào phân tích các định hướng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý hành chính trong lĩnh vực HKDD, bảo đảm các quy định của pháp luật phù hợp và có hiệu quả trong thực tiễn áp dụng. Đồng thời, cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ, đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD đạt hiệu quả cao hơn. Các giải pháp đưa ra đều được dựa trên tư tưởng quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về các vấn đề hoàn thiện pháp luật về HKDD phải đảm bảo phù hợp và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách bộ máy nhà nước, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm quý báu của quốc tế trong việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD.

KẾT LUẬN

Là quốc gia đang phát triển và hội nhập mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam phát triển ngày càng sôi động. HKDD Việt Nam là lĩnh vực có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Hàng không dân dụng Việt Nam tham gia tích cực vào việc thúc đẩy giao thương và du lịch, sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và có tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh quốc phòng. Bởi vậy, việc tuân thủ nghiêm các quy tắc quản lý là yêu cầu chặt chẽ trước tiên mà các chủ thể tham gia cần tuân thủ. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD không chỉ tác động đến vấn đề giao thông, phát triển kinh tế, mà còn trực tiếp bảo vệ an ninh trật tự, an toàn tính mạng và tài sản của con người, bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, uy tín của Nhà nước.

Tuy nhiên, từ thực tiễn phát triển của ngành HKDD và những vi phạm, thực trạng xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD, đã và đang đặt ra những vấn đề cần được giải quyết. Thực tiễn đó cũng đã đặt ra việc hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD như một đòi hỏi cấp thiết.

Việc thiết kế ba chương đề tài luận văn“Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở Việt Nam hiện nay”đã tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về

xử lý VPHC lĩnh vực HKDD. Đây là cơ sở khoa học quan trọng góp phần làm căn cứ đánh giá thực trạng xử lý VPHC về HKDD cũng như nghiên cứu, đề xuất giải pháp hạn chế vi phạm.

Thứ hai, trên cơ sở thực tiễn công tác và nghiên cứu tình hình vi phạm và xử lý VPHC, luận văn đã phác thảo những nét chính của thực trạng quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thi hành về xử lý VPHC trong lĩnh vực

HKDD; từ những phân tích, đánh giá đó chỉ ra được những nguyên nhân, hạn chế về pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng.

Thứ ba, trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng và Nhà

nước về hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật HKDD nói riêng, luận văn đưa ra hai nhóm giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về nâng cao hiệu quả cho hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD.

Việc giải quyết được những bất cập thông qua các giải pháp, kiến nghị được đề xuất, trên cơ sở pháp luật xử lý VPHC về HKDD được hoàn thiện, sẽ góp phần thúc đẩy ngành hàng không dân dụng và nền kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, góp phần giữ vững an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội, xây dựng xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách và tài liệu tham khảo tiếng việt:

1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (năm 2005), Bình luận khoa học Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002,Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đại học Luật Hà Nội (năm 2005), Giáo trình Luật an sinh xã hội, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

6. Bộ Giao thông vận tải ( năm 2016), Quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay –Thông tư số 17/2016/TT-BGTVT 7. Đại học Luật Hà Nội (năm 2011), Giáo trình Luật Hành chính,Nhà

xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

8. Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, Dự án điều tra cơ bản “Thực tiễn

thi hành một số quy định mới của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012” của Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) thực hiện năm 2018,

do TS. Nguyễn Văn Cương làm chủ nhiệm

9. Ngô Tử Liễn (năm 1994), “Cơ sở của trách nhiệm hành chính và vấn đề sửa đổi Điều 1 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số (1), tr. 14.

10. TS. Bùi Xuân Đức (1998), Các hình thức xử phạt hành chính - Hiện trạng và phương hướng hoàn thiện, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 117

11. PGS, TS Bùi Thị Đào, (9/2003), Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, Tạp chí Luật học, số Đặc san về xử lý vi phạm hành chính

12. Lê Vương Long, “Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”, Tạp chí Luật học, - Trường Đại học Luật Hà Nội, (tháng 9/2003), tr.35

13. TS.Trần Minh Hương (năm 2008), Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính - Thực trạng quy định, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện, Tạp chí Luật học, tr.28 .

14. Nguyễn Cửu Việt (năm 2008), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.393

15. PGS.TS Bùi Xuân Đức (năm 2009), Hệ thống chế tài xử phạt vi phạm hành chính - Những bất cập, hạn chế và phương hướng hoàn thiện,Tạp chí Luật học, tr.8 -15.

16. Kiều Minh (2009), Những gian nan trong thực hiện thu vi phạm hành chính, Tạp chí Tài chính số 5A, tr 18 – 22.

17. Đại học Luật Hà Nội (năm 2011), Giáo trình Luật Hành chính, Nhà xuất bản Công an nhân dân

Văn bản pháp luật Việt Nam:

1. Bộ Luật Lao động của nước CHXHCN Việt Nam năm 1994, sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007.

2. Bộ Luật Hình sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 1999 3. Luật Vi phạm hành chính số 71/QH11/2006

4. Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12

5. Pháp lệnh Xử phạt Vi phạm hành chính năm 1989 6. Pháp lệnh Xử lý Vi phạm hành chính năm 1995 7. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002

8. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008

9. Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm

2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008

10. Nghị định số 113/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/4/2004 Quy định về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. 11. Nghị định số 147/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/8/2013 Quy

định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng

12. Nghị định số 162/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/10/2018 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng

13. Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ Quy định về xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng

14. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Tài liệu tham khảo tiếng anh:

15. Social Security Law of Combodia

16. Social Insurance Law of Mongolia (1996) 17. Social Security Law of Iran

18. Social Security Act of Philippines (1997)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở việt nam hiên nay (Trang 102 - 110)